• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

12 nội dung phối hợp giữa Chính phủ, TANDTC và VKSNDTC

(Chinhphu.vn) – Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có Nghị quyết liên tịch về quy chế phối hợp công tác giữa 3 cơ quan theo nguyên tắc chủ động, tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.

05/04/2010 14:23

Lễ ký Nghị quyết liên tịch về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa Chính phủ, TANDTC và VKSNDTC ngày 31/3/2010 - Ảnh: Chinhphu.vn

Sự phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) chính là sự phối hợp giữa cơ quan hành pháp và tư pháp, nên có vai trò rất quan trọng, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương, pháp luật Nhà nước.  Chính vì thế, Nghị quyết đã quy định 12 nội dung phối hợp giữa 3 bên.

Nội dung thứ nhất là phối hợp trong việc xây dựng Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trước khi trình Chính phủ dự thảo Chiến lược, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm, 5 năm, cần gửi dự thảo đến TANDTC và VKSND tối cao tham gia ý kiến.

Thứ hai, phối hợp trong công tác chuẩn bị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ,  Thủ tướng Chính phủ, TANDTC, VKSND tối cao liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

Thứ ba, phối hợp trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để TAND, VKSND giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các việc khác theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, TANDTC, VKSNDTC tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, góp phần thực hiện Chương trình, Kế hoạch của Chính phủ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thứ năm, phối hợp trong công tác trao đổi, cung cấp thông tin.

Thứ sáu, phối hợp trong công tác đào tạo cán bộ.

Thứ bảy, phối hợp trong công tác hợp tác quốc tế.

Thứ tám, phối hợp trong việc bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động của TAND, VKSND.

Thứ chín, phối hợp giữa Chính phủ với TANDTC trong việc giải quyết các vụ án hình sự.

Thứ mười, phối hợp giữa Chính phủ với TANDTC trong việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các việc khác theo quy định của pháp luật.

Mười một, phối hợp giữa Chính phủ với VKSNDTC trong xử lý tố giác, tin báo về tội phạm.

Mười hai, phối hợp giữa Chính phủ với VKSNDTC trong giải quyết các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các việc khác theo quy định của pháp luật.

 

 Ngọc Hà
(Nguồn: Nghị quyết 15/NQLT/CP-TANDTC-VKSNDTC)