• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

20 năm chương trình tiếng dân tộc đầu tiên lên sóng VTV

(Chinhphu.vn) - Năm 2022, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) kỷ niệm tròn 20 năm ngày lên sóng chương trình truyền hình tiếng dân tộc đầu tiên, cũng tròn 20 năm ra đời kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5.

28/01/2022 18:22
20 năm Chương trình tiếng dân tộc đầu tiên lên sóng Truyền hình VN - Ảnh 1.

Năm 2022, Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm tròn 20 năm ngày lên sóng chương trình truyền hình tiếng dân tộc đầu tiên, cũng tròn 20 năm ra đời kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5. Ảnh: VGP/HM

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, sau một thời gian phát thử nghiệm chương trình truyền hình tiếng dân tộc, ngày 10/2/2002, kênh VTV5 chính thức phát sóng chương trình đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên tại Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số được xem các chương trình được thiết kế riêng bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình trên sóng truyền hình quốc gia.

Buổi đầu thành lập, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc chỉ có vài chục người, phát sóng trên kênh VTV5 với thời lượng 6 giờ mỗi ngày bằng 14 thứ tiếng dân tộc thiểu số. Đến nay, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc có khoảng 180 người, đảm nhận nhiệm vụ sản xuất, biên tập và phát sóng 24 giờ/ngày/kênh 3 kênh độc lập gồm: Kênh VTV5 quốc gia phát sóng toàn quốc; VTV5 Tây Nam Bộ phủ sóng khu vực Tây Nam Bộ (lên sóng ngày 1/1/2016) , VTV5 Tây Nguyên phủ sóng khu vực Tây Nguyên (lên sóng ngày 17/10/2016) . Khán giả có thể theo dõi VTV5 với 26 thứ tiếng (bao gồm cả tiếng Kinh) trên các nền tảng khác nhau (truyền hình truyền thống, ứng dụng VTVgo, website VTV5, kênh Youtube, Fage VTV5 trên Facebook...)

Sau 6 năm chuyên biệt chỉ phát các chương trình tiếng dân tộc phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm 2008, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc bắt đầu lên sóng chương trình tiếng phổ thông đầu tiên, đó là bản tin Thời sự… 

Đây là bước đà cho những người làm truyền hình tiếng dân tộc tiếp tục làm đa dạng và phong phú kênh sóng thông qua việc mở rộng các chương trình phát sóng như: Tin tức, chuyên mục (chính luận, văn hóa - văn nghệ), phim tài liệu, phóng sự, ký sự, chương trình thiếu nhi, phim, tiểu phẩm, tiếp sóng trực tiếp các chương trình thể thao, phát sóng trực tiếp các sự kiện chính trị - văn hóa - xã hội quan trọng vùng đồng bào DTTS& miền núi…. Các chương trình tiếng phổ thông được bố trí đan xen cùng với các chương trình chuyên biệt tiếng DTTS trên sóng, đã giúp cho các kênh sóng ngày càng có sức hút lớn với khán giả.

Bên cạnh hoạt động sản xuất chương trình và phát sóng, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc được giao thực hiện các dự án quan trọng: "Tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc", "Phủ sóng truyền hình vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo"; "Nâng cao năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc". Trong quá trình triển khai dự án, VTV5 đã và đang phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các Đài PT-TH địa phương, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ sản xuất các chương trình truyền hình tiếng dân tộc...

Ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các thế hệ cán bộ, người lao động của VTV5 trong suốt 20 năm qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định "VTV5 đã gắn bó sâu sắc với bà con các dân tộc thiểu số, cùng với các báo, đài địa phương truyền tải nhiều chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các kiến thức, khoa học kỹ thuật… đến với bà con các dân tộc thiểu số qua nhiều thời kỳ. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng để góp phần cho bà con các dân tộc thiểu số tin tưởng theo Đảng và phấn đấu xóa đói giảm nghèo để có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn".

Hiền Minh