• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

27 tỉnh chưa có hệ thống cấp cứu ngoại viện

(Chinhphu.vn) - Hiện mới có 11 tỉnh, thành phố có trung tâm cấp cứu 115 công lập, 18 bệnh viện đa khoa tỉnh có tổ cấp cứu 115, 7 tỉnh có trung tâm cấp cứu tư nhân 115.

20/11/2019 11:10

Cấp cứu ngoại viện góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Ảnh minh họa
Dịch vụ cấp cứu ngoại viện, hay còn gọi là dịch vụ cứu thương (EMS) là một trong nhóm những dịch vụ y tế khẩn cấp nhằm nỗ lực giảm thiểu những tổn thất về tính mạng và sức khỏe. Các dịch vụ cấp cứu cấp cứu ngoại viện bao gồm: Chăm sóc cấp cứu y tế ngoại viện (ngoại trừ sơ cấp cứu ban đầu), các dịch vụ vận chuyển bằng xe cứu thương.

Việc phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện có vai trò quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong và giảm mức độ thương tật cho người bệnh, đặc biệt đối với các trường hợp nguy kịch, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật và tài chính cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Phát triển hệ thống mạng lưới cấp cứu ngoại viện cũng giúp bệnh nhân có khả năng tiếp cận được chăm sóc y tế kịp thời và phù hợp hơn.

Tại Việt Nam, hoạt động cấp cứu ngoại viện hiện nay có sự tham gia của nhiều thành phần, bao gồm các trung tâm vận chuyển cấp cứu 115, tổ vận chuyển cấp cứu ngoại viện của các cơ sở y tế công lập và cơ sở vận chuyển cấp cứu ngoài công lập... Việc đa dạng hóa các loại hình cung ứng dịch vụ cấp cứu ngoại viện đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người dân. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động này, việc tuân thủ các quy định, đặc biệt là của cơ sở ngoài công lập vẫn chưa thực hiện đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tại Hội nghị tăng cường năng lực mạng lưới quốc gia cấp cứu trước viện do Bộ Y tế tổ chức vào chiều 19/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để quản lý hoạt động cấp cứu ngoại viện, năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành quy chế cấp cứu, hồi sức và chống độc. Bộ cũng đã ban hành các quy định về tiêu chuẩn của xe cứu thương và tiêu chuẩn thuốc, trang thiết bị… trên xe cứu thương để đảm bảo điều kiện hoạt động cho kíp cấp cứu ngoại viện và xe cứu thương hoạt động. Tuy nhiên, một số yếu tố quan trọng khác của hệ thống cấp cứu ngoại viện như nhân lực, hệ thống kết nối thông tin, quy trình chuyên môn, gói dịch vụ kỹ thuật cấp cứu và chất lượng cấp cứu ban đầu vẫn cần được rà soát và bổ sung những quy định, tiêu chuẩn cụ thể.

Mặc dù hiện nay hệ thống cấp cứu ngoại viện đã phát triển nhanh và đa dạng, nhưng vẫn chưa đủ và chưa đáp ứng được yêu cầu. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, hiện mới có 11 tỉnh có trung tâm cấp cứu 115 công lập, 18 bệnh viện đa khoa tỉnh có tổ cấp cứu 115, 7 tỉnh có trung tâm cấp cứu tư nhân 115. Cả nước còn 27 tỉnh chưa có hệ thống cấp cứu ngoại viện.

Công tác cấp cứu ngoại viện vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều tỉnh, thành phố, nhiều khu vực, địa bàn còn trắng về dịch vụ cấp cứu trước viện. Ở khu vực thành phố, mật độ giao thông cao, khó vận chuyển. Ở khu vực nông thôn, khó tiếp cận dịch vụ do ở cách xa trung tâm cấp cứu, dẫn đến khó đảm bảo thời gian vàng trong cấp cứu trước viện.

Đơn cử, Hà Nội có 8 triệu dân, nhưng Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội chỉ có 22 xe cứu thương, trong đó 1 chiếc đã hỏng và nhiêu chiếc đã cũ. Mỗi xe vận chuyển cấp cứu đã chạy trung bình khoảng 300.000 km. Mạng lưới cấp cứu của Hà Nội mỏng nên nhiều địa điểm xa các trạm cấp cứu, không đảm bảo thời gian vàng.

BT