• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

3 đại học lớn hợp tác triển khai Nghị quyết 57

(Chinhphu.vn) - Lễ ký kết đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng nền tảng hợp tác chặt chẽ giữa 3 trường đại học lớn nhất cả nước. Thông qua chương trình này, các bên cam kết huy động nguồn lực, nhân lực và cơ sở vật chất để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại vào thực tiễn, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

03/04/2025 18:20
3 đại học lớn hợp tác triển khai Nghị quyết 57- Ảnh 1.

Lễ ký kết chương trình hợp tác giữa ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM và ĐHBK Hà Nội triển khai Nghị quyết 57/NQ-TW - Ảnh: VGP/Tuệ Lâm

Hợp tác chiến lược giữa 3 đại học: Mô hình liên kết '3 nhà' đi vào thực chất

Ngày 3/4, tại Hà Nội, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội, ĐHQG TPHCM và Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội đã ký kết chương trình hợp tác triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh vai trò trung tâm của các trường đại học trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia. "Sự hợp tác giữa 3 đại học là mô hình tiêu biểu cho việc gắn kết giữa Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp. 3 bên cùng phối hợp không chỉ để tạo ra đột phá trong khoa học công nghệ, mà còn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thời đại số". 

Ông cũng khẳng định: "3 đại học được lựa chọn không chỉ vì quy mô, mà còn vì có nền tảng nghiên cứu vững mạnh, đào tạo nhân lực STEM hàng đầu và có khả năng lan tỏa trong toàn hệ thống. Đây sẽ là hạt nhân cho mô hình thử nghiệm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược, thu hút nhân tài và hạn chế chảy máu chất xám".

3 trường sẽ phối hợp chặt chẽ trong các lĩnh vực: Đào tạo nhân lực chất lượng cao, đặc biệt bậc sau đại học, tổ chức chương trình đào tạo chung, học tập luân chuyển giữa 3 trường, cấp văn bằng đồng song phương; nghiên cứu và phát triển công nghệ lõi, công nghệ chiến lược như AI, bán dẫn, năng lượng mới...; 

Xây dựng các phòng thí nghiệm liên ngành dùng chung, triển khai mô hình các viện nghiên cứu xuất sắc liên kết; phát triển hệ sinh thái số, đại học số liên thông, thư viện số, dữ liệu nghiên cứu chung; tổ chức hội thảo quốc tế, trao đổi học giả, phát triển tạp chí khoa học chuẩn quốc tế; kết nối doanh nghiệp, hợp tác đào tạo theo đơn đặt hàng, đồng phát triển sản phẩm và thương mại hóa.

3 đại học lớn hợp tác triển khai Nghị quyết 57- Ảnh 2.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh vai trò trung tâm của các trường đại học trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia - Ảnh: VGP/Tuệ Lâm

3 động lực phát triển trọng điểm đặt nền móng cho hợp tác chiến lược

ĐHQG Hà Nội - Công viên Công nghệ cao và đổi mới sáng tạo (VNU-TIP)

Khởi động từ tháng 1/2025, Công viên Công nghệ cao và đổi mới sáng tạo có quy mô 22,9 ha, với 110.000 m² sàn xây dựng, là nơi hội tụ các nhóm nghiên cứu đẳng cấp quốc tế và doanh nghiệp công nghệ. Trong năm 2025, ĐHQG Hà Nội sẽ thành lập 5 viện nghiên cứu trọng điểm, đó là Viện Trí tuệ nhân tạo,  Viện Công nghệ bán dẫn,  Viện Tế bào gốc,  Viện Công nghệ môi trường và Viện Nghiên cứu lượng tử.

VNU-TIP hướng tới phát triển các công nghệ: AI, IoT, bán dẫn, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng tái tạo, công nghệ lượng tử… và trở thành trung tâm ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ hàng đầu Việt Nam.

ĐHQG TPHCM – Trung tâm Đổi mới sáng tạo quy mô 700 tỷ đồng

Được khởi công ngày 9/12/2024, Trung tâm Đổi mới sáng tạo ĐHQG TPHCM có diện tích sàn 42.000 m², là nền tảng kết nối nhà khoa học - doanh nghiệp - nhà đầu tư. Mục tiêu đến năm 2030 của trung tâm là huy động 10 triệu USD cho startup; thu hút 15 trung tâm R&D từ các tập đoàn lớn; đào tạo hơn 10.000 sinh viên, học viên trong lĩnh vực khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo; tổ chức các cuộc thi, sự kiện công nghệ tại khu vực Đông Nam Bộ

Trung tâm tập trung vào các công nghệ trọng điểm: AI, chuyển đổi số, bán dẫn, công nghệ sinh học, năng lượng mới…

ĐHBK Hà Nội - Tổ hợp trung tâm xuất sắc về công nghệ chiến lược

Theo Quyết định 663/QĐ-TTg, Thủ tướng giao ĐHBK Hà Nội trở thành đại học dẫn đầu khu vực châu Á trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ. Tổ hợp trung tâm xuất sắc của trường gồm: Các viện nghiên cứu (AI4Life, Fintech, Viện Công nghệ năng lượng...); các trường/khoa mũi nhọn, như CNTT và truyền thông, điện-điện tử, vật liệu, cơ khí... BK Holdings và hệ sinh thái khởi nghiệp, ươm tạo, spin-off.

Các công nghệ tập trung: Dữ liệu và AI, an ninh mạng, chip, IoT, năng lượng mới, công nghệ vũ trụ… Tổ hợp sẽ phát triển các sản phẩm công nghệ có tác động lớn tới kinh tế - an ninh quốc gia và hướng đến top 100 đại học châu Á.

3 đại học lớn hợp tác triển khai Nghị quyết 57- Ảnh 3.

Các trụ cột hợp tác giữa 3 trường, từ đào tạo, nghiên cứu đến chuyển giao và thương mại hóa - Ảnh: VGP/Tuệ Lâm

Niềm tin vào hợp tác, kỳ vọng vào đột phá

Chia sẻ tại buổi lễ, PGS.TS. Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc ĐHBK Hà Nội khẳng định: "Hợp tác giữa 3 đại học là điều kiện cần, còn hợp tác với doanh nghiệp là điều kiện đủ để đổi mới sáng tạo thực sự phát huy hiệu quả".

Còn PGS.TS. Trần Cao Vinh, ĐHQG TPHCM nhấn mạnh: "Doanh nghiệp cần xem đại học là một phần trong hệ sinh thái của mình - cùng đầu tư, cùng phát triển. Đó là con đường tất yếu nếu chúng ta muốn khoa học, công nghệ trở thành động lực tăng trưởng thực sự".

PGS.TS. Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết: "Chúng tôi cam kết tạo môi trường để các sản phẩm nghiên cứu không nằm trong ngăn tủ, mà phải ra thị trường, phục vụ con người, phục vụ quốc gia".

Lễ ký kết hợp tác giữa 3 đại học lớn không chỉ là bước đi chiến lược trong triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW, mà còn mở ra một chương mới cho giáo dục đại học Việt Nam: Phát triển theo hướng tích hợp, số hóa, liên kết và đổi mới.

Với sự chung tay của "3 nhà": Nhà nước, nhà trường, nhà doanh nghiệp - một hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia đang dần thành hình, đặt nền móng cho một Việt Nam tự cường, sáng tạo và bền vững trong kỷ nguyên số. 

Tuệ Lâm