• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

30 năm Giáo hội Phật giáo VN: Xây dựng và phát triển trong khối đại đoàn kết dân tộc

(Chinhphu.vn) - Hoà với dòng chảy của văn hoá dân tộc, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, với truyền thống “Hộ quốc, an dân”. Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Hà Văn Núi về quá trình xây dựng và phát triển của Giáo hội trong khối đại đoàn kết dân tộc .

08/11/2011 08:06

Tại Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - 2011), thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2.

Kể từ khi được truyền bá vào đất Luy Lâu, đạo Phật đã được các tầng lớp nhân dân ta tin yêu, trân trọng đón nhận. Hoà với dòng chảy của văn hoá dân tộc, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, với truyền thống “Hộ quốc, an dân”. Trong các triều đại: Đinh, Tiền Lê đến triều Lý, triều Trần,   bên cạnh các vị minh quân luôn có các vị cao tăng phò vua giúp nước nên Phật giáo luôn có một vai trò rất quan trọng trong việc Hộ quốc, an dân. Trong các cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, nhất là trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhiều người con Phật đã đồng hành cùng với đồng bào cả nước "cởi áo cà sa, khoác áo chiến bào" rời bỏ thiền môn lên đường tòng quân đánh giặc cứu nước. Phần lớn các chùa trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã trở thành cơ sở nuôi giấu cán bộ, là hậu phương vững chắc cho cách mạng để góp phần cùng cả dân tộc đấu tranh giành độc lập, để có ngày  30 tháng 4 năm 1975 đất nước thống nhất, Nam Bắc một nhà.

Trong niềm vui thống nhất chung của cả dân tộc, những người con Phật Việt Nam luôn ước nguyện xây dựng một Giáo hội Phật giáo chung trong cả nước nhằm gắn kết với nhau thành khối đoàn kết chặt chẽ trong khối đại đoàn kết dân tộc. Đây là tâm nguyện của tăng, ni, phật tử cả nước, là cơ sở quan trọng xuất phát từ lý tưởng giác ngộ “chân lý hoà hợp chúng sinh, hoà bình và công bằng xã hội” của giáo lý Đức Phật, nhằm phục vụ dân tộc, Tổ quốc và nhân loại.   Những ước nguyện của các vị chư tôn, giáo phẩm trong các hệ phái đã trở thành hiện thực khi tất cả đều đồng tâm, đồng sức xây dựng Giáo hội duy nhất của đất nước Việt Nam độc lập, hoà bình là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cơ duyên đó được bắt đầu từ ngày 12 đến 14-2-1980, tại thành phố Hồ Chí Minh, các Chư tôn, giáo phẩm, cùng hàng ngàn nhân sĩ phật tử tiêu biểu ba miền Bắc - Trung - Nam đã gặp mặt để bày tỏ thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, đi đến quyết định thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo do Hoà thượng Thích Trí Thủ làm Trưởng ban. Thành viên Ban Vận động thống nhất Phật giáo gồm 9 tổ chức hệ phái Phật giáo trong cả nước. Từ ngày 4 đến ngày 7-11-1981, tại thủ đô Hà Nội, 187 đại biểu của 9 tổ chức hệ phái Phật giáo đã cùng dự Hội nghị và nhất trí thành lập một Giáo hội Phật giáo chung thống nhất trong cả nước. Sự thống nhất các tổ chức hệ phái Phật giáo trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Phật giáo nước nhà, nhằm tiếp tục thực hiện sứ mệnh tiếp nối truyền thống vẻ vang của 2000 năm truyền bá giáo lý Đức Phật trên đất nước ta.  Đại hội đã xác định rõ: Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam về mọi mặt quan hệ ở trong nước và nước ngoài. Sự đoàn kết, thống nhất các tổ chức hệ phái của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là sự nối tiếp lịch sử đồng hành cùng dân tộc của  tăng, ni, phật tử cả nước. Với phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, đây là sự lựa chọn đúng đắn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thể hiện tinh thần tiếp tục đồng hành cùng dân tộc để thực hiện mục tiêu “tốt đời, đẹp đạo”, thực hiện chính sách nhất quán, trước sau như một của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong 30 năm qua, là tổ chức thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trải qua sáu kỳ Đại hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đã đạt được nhiều thành tựu Phật sự quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Giáo hội; đã thành lập và phát triển được 58/63 Ban trị sự ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Công tác giáo dục và đào tạo tăng tài được chú trọng cả về nội dung và phương pháp giảng dạy. Hiện có 4 Học viện Phật giáo, đã đào tạo được 4.826 tăng ni sinh tốt nghiệp Cử nhân Phật học và đang đào tạo trên 2.000 tăng ni sinh; 8 lớp Cao đẳng Phật học đã đào tạo 1.506 tăng ni sinh tốt nghiệp và đang đào tạo 690 tăng, ni sinh; 31 trường trung cấp Phật học đã đào tạo 7.315  tăng, ni sinh tốt nghiệp và đang đào tạo 2.611 tăng ni sinh; 50 lớp sơ cấp phật học đào tạo gần 1.500 tăng ni sinh. Ngoài ra, còn có gần 100 tăng ni đã tốt nghiệp Tiến sĩ, Thạc sĩ và gần 400  tăng, ni sinh học thạc sỹ, tiến sĩ ở nước ngoài tại các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka, Nhật Bản... Đây là những  tăng, ni trẻ sẽ tham gia vào phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong tương lai. Công tác Hoằng dương, chính pháp được mở rộng phạm vi truyền bá, với gần 10 triệu tín đồ, 46.495 chức sắc, 14.778 cơ sở thờ tự; 1.016 cơ sở từ thiện nhân đạo; 126 Tuệ tĩnh đường; 950 lớp học tình thương... nhiều chùa chiền, tự viện được sửa chữa tu bổ, xây dựng mới, nhất là những ngôi cổ tự gắn liền với lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành những trung tâm tu tập và thuyết giảng giáo lý nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đặc biệt được sự giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã biên dịch bộ Đại tạng kinh Việt Nam, ấn hành và tái bản nhiều lần tạo điều kiện cho Tăng Ni và đồng bào phật tử dễ tu học, nghiên cứu.

Cùng với việc xây dựng Giáo hội ngày càng lớn mạnh, Giáo hội cũng đẩy mạnh công tác đối ngoại và các hoạt động của Giáo hội trong thời gian qua đã góp phần làm cho bạn bè thế giới ngày càng biết nhiều về Việt Nam, về một quốc gia độc lập, chủ quyền dân tộc và hiện đang hội nhập và phát triển mạnh mẽ; đã tham gia các đại lễ, hội nghị, hội thảo Phật giáo quốc tế tại châu Âu, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ... tiếp các phái đoàn Phật giáo quốc tế tới thăm Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Phật giáo khu vực và quốc tế, tăng cường tham gia đối thoại tôn giáo nhằm hợp tác bảo vệ hoà bình của nhân loại. Hình ảnh và uy tín của Phật giáo Việt Nam ngày càng được khẳng định trong cộng đồng Phật giáo thế giới. Đặc biệt, với việc Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc đã giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai Đại lễ Phật Đản (Vesak 2008) lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội,  từ ngày 13 đến ngày 17-5-2008, với sự tham dự của khoảng gần 5.000 đại biểu, trong đó có nhiều chư tôn đức giáo phẩm, lãnh đạo các tông môn, pháp phái của Phật giáo, các học giả của khoảng 70 nước đến tham dự, đã khẳng định với thế giới về tinh thần đoàn kết tôn giáo và đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam; tạo hình ảnh tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam với bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt Nam yêu chuộng hoà bình, thân thiện, hoà hợp và đoàn kết. Thông qua đó, bạn bè trên thế giới càng hiểu hơn về chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Giáo hội đã tổ chức nhiều đoàn Hoằng pháp thăm viếng, thuyết giảng và tổ chức lễ cầu an đầu năm, Lễ Phật đản, lễ Vu lan… tại các Trung tâm Văn hóa Phật giáo ở châu Âu cho các phật tử Việt Nam ở nước ngoài. Đến nay, Giáo hội đã công nhận được các hội Phật tử Việt Nam ở hải ngoại như Hội Phật tử ở Cộng hoà Czech, Liên bang Nga, Ba Lan, Ukraina… Điều đó đã nói lên rằng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất quan tâm đến đời sống tinh thần, văn hoá đặc biệt là tín ngưỡng Phật giáo của bà con đang sinh sống ở nước ngoài.

Giáo hội Phật giáo tích cực tham gia thực hiện công tác từ thiện xã hội, giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em tàn tật, mồ côi, người khó khăn, tham gia xoá đói giảm nghèo...

Với phương châm hoạt động của Giáo hội là Đạo pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa Xã hội và vì mục tiêu hộ quốc an dân, tốt đời đẹp đạo. Từ phương châm ấy Giáo hội đã có các chương trình hoạt động từng thời kỳ, kế hoạch hoạt động cụ thể trong từng năm, phù hợp với xã hội, phù hợp với sự phát triển của Giáo hội và của đất nước.  Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động như cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", cuộc vận động "Quĩ vì người nghèo" và được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo tăng, ni, phật tử cả nước. Giáo hội còn tích cực tham gia thực hiện công tác từ thiện xã hội, cứu khổ độ sinh, giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em tàn tật, mồ côi, người khó khăn, tham gia xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá trong cộng đồng với nhiều kết quả thiết thực đóng góp vào phong trào thi đua, yêu nước của các tầng lớp nhân dân cả nước. Giáo hội coi  công tác từ thiện  là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Giáo hội trong những năm qua. Số tiền giúp cho những người nghèo, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, quỹ từ thiện trong nước mỗi năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Không chỉ tham gia hoạt động trong nước, Giáo hội tích cực tham gia ủng hộ bạn bè quốc tế không may bị thiên tai, bão lũ, điển hình là đợt ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi động đất, sóng thần vừa qua; gửi thư chia buồn sâu sắc đến Chính phủ và lãnh đạo Phật giáo Nhật Bản, Myanmar, Campuchia… về những thảm họa do thiên tai gây ra.

Sự đóng góp của Phật giáo Việt Nam đối với dân tộc đã được lịch sử Việt Nam ghi nhận và được Đảng, Nhà nước 2 lần tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhà nước đã công nhận 257 chùa là di tích lịch sử cấp quốc gia và có nhiều đường phố được mang tên các vị cao tăng có nhiều đóng góp cho Đạo pháp - Dân tộc như: Thiền sư Vạn Hạnh, Quốc sư Khuông Việt, Sư Liễu Quán, Sư Thiện Chiếu, Thích Quảng Đức... Đảng và Nhà nước cũng đã trao tặng nhiều danh hiệu cao quí cho nhiều vị cao tăng của Giáo hội  như: Hoà thượng Thích Đức Nhuận, Hoà thượng Thích Thiện Hào, Hoà thượng Thích Thanh Tứ... đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh  và  nhiều các vị cao tăng khác đã được Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao tặng nhiều Huân, Huy chương, Kỷ niệm chương cao quí vì đã có nhiều thành tích trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.   

Hiện nay, các cấp trong Giáo hội đang phấn khởi kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội, cũng như chuẩn bị tiến hành đại hội các cấp để hướng tới Đại hội lần thứ VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm tiếp tục kế thừa và phát huy lòng yêu nước, thương nòi, sát cánh với dân tộc, hòa mình vào dân tộc, quán triệt thuyết “vô ngã” trong mọi việc Phật sự, hành đạo và truyền đạo đều vì “lợi lạc, quần sinh”, lấy thực tại đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để làm thực tại của Giáo hội, không ngừng phát huy truyền thống đoàn kết mọi giới đồng bào thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng văn minh”. Dưới sự điều hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Tăng, ni, Phật tử cả nước đang tích cực thực hiện chương trình hành động của Đại hội toàn quốc lần thứ VI Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, theo tôn chỉ của đạo Phật “Duy tuệ thị nghiệp”, dùng trí tuệ làm sự nghiệp để thức tỉnh chính mình và thức tỉnh chúng sinh để cùng mưu cầu hạnh phúc cho muôn loài, để Giáo Hội Phật giáo Việt Nam nhập thế, thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” gắn bó mật thiết với Tổ quốc và Dân tộc, cùng nhau xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội - Một cõi niết bàn ở trần gian đất Việt Nam./.

Hà Văn Núi

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam