• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

35 năm sau giải phóng, các tỉnh miền Trung thay da đổi thịt

(Chinhphu.vn) - 35 năm sau ngày giải phóng, từ một tỉnh sản xuất công nghiệp không có gì đáng kể, Quảng Ngãi đã trở thành 1 trong 10 tỉnh, thành phố có thu ngân sách cao nhất cả nước. Con số này cũng tăng gấp 16 lần so với năm 1997 tại tỉnh Quảng Nam.

24/03/2010 15:49

Lễ Kỷ niệm 35 năm giải phóng tỉnh Quảng Ngãi - Ảnh: quangngai.gov.vn

Chiều 24/3, tỉnh Quảng Ngãi long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng tỉnh (24/3/1975- 24/4/2010).

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Huế, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đọc diễn văn ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường lập nên nhiều chiến công vang dội, những hy sinh to lớn của quân và dân trong tỉnh suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau chiến tranh, tỉnh huy động sức người, sức của tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống nhân dân.

Từ một tỉnh sản xuất công nghiệp không có gì đáng kể, đến nay tỉnh xây dựng thành công 2 Khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong với hàng chục doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Đặc biệt, Khu kinh tế Dung Quất nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã thu hút vốn đầu tư trên 10,6 tỷ USD, với 140 dự án, trong đó được cấp phép đầu tư là 112 dự án... Đến nay có 51 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động cho ra sản phẩm, tạo sức bật mới cho nền công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 2009 với mức thu ngân sách đạt trên 4.258 tỷ đồng, Quảng Ngãi là một trong 10 tỉnh, thành phố có số thu ngân sách cao của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 14 triệu đồng/người/năm. Điện lưới quốc gia đã kéo về hầu hết các vùng; hệ thống giao thông từ tỉnh đến huyện, xã đã được nhựa hoá, cứng hoá, đường giao thông liên thôn, liên xóm được bê tông hoá. Hầu hết các xã, thị trấn trong tỉnh đã được xây dựng trường học, trạm y tế khang trang, vững chắc.

Phát huy những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế- xã hội, năm 2010 tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 34-35%, GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 22 triệu đồng/người/năm (tương đương 1.200 USD); thu ngân sách nhà nước đạt 14.370 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn dưới 15%...

Quang cảnh Lễ kỷ niệm ngày giải phóng Quảng Nam -  Ảnh: N.DŨNG

Cùng ngày, tỉnh Quảng Nam cũng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975-24/3/2010) và khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao toàn tỉnh lần thứ VI năm 2010.

Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam đã chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp và dịch vụ chiếm 75%, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 9 lần, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 13 lần, thu ngân sách 2.500 tỷ đồng, tăng 16 lần so với năm 1997 (khi chia tách tỉnh).

Khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, các cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống... được hình thành và phát triển, thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư.

Bộ mặt nông thôn, miền núi có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng giao thông, điện lực, thông tin liên lạc và các công trình phục vụ công cộng được đầu tư xây dựng.

Tỉnh Quảng Nam đang tập trung sử dụng có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực, vốn đầu tư tạo bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo môi trường. Tập trung mọi nguồn lực nhằm tạo bước đột phá đồng bộ trong thực hiện 3 nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật kinh tế xã hội; tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, năng lực tiếp thu các dự án đầu tư và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá. 

An Bình

(Tổng hợp)