Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bảng xếp hạng Top 100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới được nghiên cứu bởi nhóm Metrics của các giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis (ĐH Stanford, Mỹ) được công bố trên tạp chí PLoS Biology (Mỹ) và website nhà xuất bản Elsevier.
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn dữ liệu của Scopus tính đến ngày 1/9/2022, dựa trên nhiều tiêu chí như chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học, tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn), chỉ số Hirsch h-index, chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất, số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính và tác giả cuối cùng.
Cụ thể, PGS.TS Lê Hoàng Sơn (ĐH Quốc gia Hà Nội) là nhà khoa học Việt Nam xếp vị trí cao nhất ở bảng xếp hạng này, đứng thứ 5.816 thế giới. Tiếp theo là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) đứng thứ 2 với xếp hạng 7.454.
Nếu so với bảng xếp hạng năm 2021 thì Việt Nam giảm 3 nhà khoa học trong Top 10.000.
Được biết, năm 2021 có 5 nhà khoa học Việt Nam được vào Top 10.000 là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đứng thứ 5.949 thế giới (và đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực Engineering), tiếp đến là PGS.TS Lê Hoàng Sơn xếp hạng 6.766, GS.TS Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TPHCM xếp hạng 6.818), GS.TS Bùi Tiến Diệu (Trường ĐH Duy Tân) xếp thứ 9.488 và GS.TS Võ Xuân Vinh (Trường ĐH Kinh tế TPHCM) đứng thứ 9.528.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn là 2 người lọt vào Top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới trong 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022.
Các nhà khoa học có xếp hạng tiếp theo trong năm nay gồm có: GS.TS Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TPHCM thứ 10.221), Huỳnh Lưu Đức Toàn (Trường ĐH Kinh tế TPHCM thứ 11.474), PGS.TS Trần Xuân Bách (Trường ĐH Y Hà Nội, thứ 12.132), TS. Trần Nguyễn Hải (Trường ĐH Duy Tân, thứ 13.713), Hoàng Đức Nhật (Trường ĐH Duy Tân thứ 15.072), Hoàng Anh Tuấn (Trường ĐH Công nghệ TPHCM thứ 17.475).
Võ Xuân Vinh (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM 17.819), Đặng Văn Hiếu (Trường ĐH Thăng Long thứ 20.384), Vũ Quang Bách (Trường ĐH Tôn Đức Thắng thứ 30.160), Trần Bách (Trường ĐH Y Hà Nội thứ 33.616), Nguyễn Hoàng (Trường ĐH Mỏ địa chất thứ 37.366), Phạm Văn Hùng (Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM thứ 40.746), Thái Hoàng Chiến (Trường ĐH Tôn Đức Thắng thứ 40.814), Nguyễn Đức Khương (ĐH Quốc gia Hà Nội thứ 41.090), Phạm Thái Bình (Trường ĐH Tôn Đức Thắng thứ 45.887), Trần Quang Trung (ĐH Quốc gia TPHCM thứ 47.614).
Lê Thái Hà (ĐH Fulbright Việt Nam thứ 49.666), Nguyễn Thời Trung (Trường ĐH Tôn Đức Thắng thứ 50.785), Nguyễn Trung Thắng (Trường ĐH Tôn Đức Thắng thứ 60.773), Vương Hoàng Quân (Trường ĐH Phenikaa thứ 61.452), Đào Văn Dương (Trường ĐH Phenikaa thứ 61.711), Lê Hoàng Phong (ĐH Luật TPHCM thứ 63.146), Nguyễn Minh Khải (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM thứ 63.176), Chu Đình Tới (ĐH Quốc gia Hà Nội thứ 66.906), Nguyễn Trường Khang (Trường ĐH Tôn Đức Thắng thứ 68.242).
Nguyễn Văn Duy (Trường ĐH Bình Dương thứ 68.635), Hoàng Văn Minh (Trường ĐH Y tế công cộng thứ 69.143), Nguyễn Đăng Nam (Trường ĐH Duy Tân thứ 71.266), Phùng Văn Phúc (Trường ĐH Công nghệ TPHCM thứ 73.688), Nguyễn Minh Thọ (Viện Khoa học và công nghệ tính toán thứ 76.119), Phạm Việt Thành (Trường ĐH Tôn Đức Thắng thứ 80.632), Nguyễn Trung Kiên (Trường ĐH Công nghệ TPHCM thứ 83.815), Dương Viết Thông (Trường ĐH Thủ Dầu Một thứ 84.909), Võ Nguyễn Đại Việt (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thứ 93.438), Trần Tịnh Hiền (Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford, thứ 99.722).
Bên cạnh đó, nhóm giáo sư ĐH Standford còn công bố bảng xếp hạng 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới theo thành tựu trọn đời. Việt Nam có 7 nhà khoa học lọt vào bảng xếp hạng này, thứ tự lần lượt gồm: GS Nguyễn Minh Thọ (Trường ĐH Tôn Đức Thắng), Trần Tịnh Hiền (Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford), GS Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TPHCM), GS Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội), PGS. TS Lê Hoàng Sơn (ĐH Quốc gia Hà Nội), cố GS Hoàng Tụy (Viện Toán học) và GS. TSKH Nguyễn Bá Ân (Viện Vật lý và điện tử-Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam).
Nhật Nam