• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

4 động lực tăng trưởng chủ yếu của năm 2015

(Chinhphu.vn) – Năm 2015, nền kinh tế của nước ta tiếp tục phục hồi và đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất trong 8 năm qua, khoảng 6,68%. Để đạt được con số tăng trưởng ấn tượng này là do có 4 động lực chủ yếu.

28/12/2015 17:24

Theo Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 cho thấy, năm 2015, tốc độ tăng GDP có xu hướng tăng nhanh sau từng quý (quý I tăng 6,12%, quý II tăng 6,47%, quý III tăng 6,87% và quý IV tăng 7,01%).

Ước cả năm, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,68%, là mức tăng cao nhất trong 8 năm qua, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 6,5%) và cao hơn mục tiêu đã đề ra là 6,2%.

Động lực tăng trưởng chủ yếu của năm 2015 bao gồm thứ nhất là sự phục hồi và tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Thứ hai là sự tăng nhanh của sản xuất và xuất khẩu khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, tiêu dùng trong nước, sức mua và tổng cầu được cải thiện nhờ lòng tin vào ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng kinh tế và lạm phát thấp. Động lực thứ tư là những tác động bước đầu của việc triển khai thực hiện các luật mới mà Quốc hội thông qua có liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi; các hiệp định thương mại tự do được ký kết và việc triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ.

Nguyễn Hoàng