• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

4 năm ‘chung vai, sát cánh’, góp phần kiến tạo diện mạo mới cho DNNN

(Chinhphu.vn) - Sau 4 năm hoạt động (29/9/2018-29/9/2022), việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm về đại diện chủ sở hữu Nhà nước của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ngày càng chuyên nghiệp hơn. Qua đó, tạo nên sự thay đổi tích cực tại 19 tập đoàn, tổng công ty.

Bài viết Minh Ngọc

28/09/2022 11:24

8 "gam sáng" cho bức tranh hoạt động của DNNN

Sau 4 năm thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban Quản lý vốn), Chính phủ đã hiện thực hóa chủ trương của Đảng về tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đối với một số bộ, tạo điều kiện quan trọng cho các bộ tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước cũng như việc ban hành cơ chế, chính sách pháp luật và thực hiện quản lý nhà nước bình đẳng, công bằng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

CMSC: 4 năm ‘chung vai, sát cánh’, góp phần kiến tạo diện mạo mới cho DNNN - Ảnh 1.

Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong một chuyến công tác khảo sát hiện trường.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nguyễn Hoàng Anh cho biết với nỗ lực và quyết tâm hành động ngay từ ngày đầu đi vào hoạt động, với sự điều hành xuyên suốt, ổn định, Ủy ban đã từng bước khẳng định vai trò của một cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Điều đó đã tạo nên nhiều điểm tiến bộ nổi bật.

Thứ nhất, Ủy ban Quản lý vốn đã cơ bản khắc phục tình trạng một số công việc chưa được thực hiện đầy đủ, tồn đọng nhiều năm trước khi Ủy ban được thành lập; đã hoàn thành xử lý 242/259 công việc các bộ còn xử lý dở dang, tồn đọng qua nhiều thời kỳ và đều là các công việc phức tạp, có nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thứ hai, tiếp nhận, thực hiện đầy đủ, tích cực nhiệm vụ cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương. Năm 2021, Ủy ban Quản lý vốn đã tham mưu cho Ban Cán sự đảng Chính phủ báo cáo, đề xuất Bộ Chính trị đồng ý chủ trương đưa 5 dự án, doanh nghiệp ra khỏi diện theo dõi của Ban Chỉ đạo, giao doanh nghiệp chủ động xử lý và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phương hướng xử lý đối với 7 dự án còn lại trong năm 2022.

Thứ ba, Ủy ban Quản lý vốn luôn đề cao nguyên tắc tuân thủ pháp luật và bảo toàn, phát triển vốn nhà nước trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát về tài chính doanh nghiệp, việc triển khai các dự án đầu tư lớn, quan trọng, việc thực hiện công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. 

Thứ tư, Ủy ban Quản lý vốn làm đầu mối cùng các cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp về đầu tư; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước; sắp xếp lại, xử lý đất đai; quản lý, sử dụng tài sản công; cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 

Thứ năm, Ủy ban Quản lý vốn chủ động, khẩn trương tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư; trong đó, có 10 dự án lớn, quan trọng, chậm tiến độ từ nhiều năm, với tổng mức đầu tư 259.000 tỷ đồng. Đơn cử như Dự án Thăm dò khai thác dầu khí 4 lô tại Khu tự trị Nhenhexky, Liên bang Nga (tổng mức đầu tư khoảng 89.000 tỷ đồng), Dự án thành phần 3 Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (tổng mức đầu tư 99.000 tỷ đồng),... Ngoài ra,  Ủy ban đang quyết tâm tháo gỡ khó khăn để tiếp tục thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (tổng mức đầu tư 41.799 tỷ đồng).

Thứ sáu, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Ủy ban Quản lý vốn đã chỉ đạo 19 tập đoàn, tổng công ty nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng mọi thời cơ, phát huy mọi nguồn lực, thế mạnh để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; đóng góp lớn về nhân lực, vật lực cho công tác phòng, chống dịch của cả nước.

Thứ bảy, Ủy ban Quản lý vốn tích cực tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật.

Thứ tám, Ủy ban Quản lý vốn đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty chủ động triển khai Chiến lược chuyển đổi số; thực hiện vai trò dẫn dắt trong xây dựng hạ tầng số, phát triển kinh tế số.

CMSC: 4 năm ‘chung vai, sát cánh’, góp phần kiến tạo diện mạo mới cho DNNN - Ảnh 2.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh thăm hỏi, động viên các công nhân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, trong gần 3 năm vừa qua cùng với tình hình bất ổn trên thế giới thời gian gần đây, một số doanh nghiệp lợi nhuận giảm mạnh, có doanh nghiệp lỗ lớn, giảm vốn chủ sở hữu (Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) nhưng tổng thể 19 tập đoàn, tổng công ty sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển liên tục, ổn định; tổng vốn Nhà nước vẫn được bảo toàn, phát triển; hoàn thành nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển doanh nghiệp.

"Các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục thể hiện vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực; tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước; góp phần bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế, cũng như việc thực hiện chính sách an sinh xã hội", ông Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh.

Nâng cao hiệu quả phối hợp với các bộ, ngành liên quan 

Thời gian qua, Ủy ban vừa kiện toàn tổ chức, vừa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước. Số lượng công việc Ủy ban phải giải quyết trong 4 năm là rất lớn. Ủy ban đã tích cực tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật. 

Trong đó, đáng chú ý là việc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xử lý các vướng mắc trong hoạt động quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông của một số doanh nghiệp đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về Ủy ban; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; làm rõ về lĩnh vực đầu tư, thẩm quyền quyết định dự án đầu tư của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; phối hợp với Bộ Công Thương trong việc bàn giao nhiệm vụ thường trực Ban Chi đạo xử lý các dự án yếu kém, chậm tiến độ ngành công thương; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng Nghị quyết số 75/NQ-CP của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc Ủy ban và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu…

Tiếp tục phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022, ông Nguyễn Hoàng Anh khẳng định Ủy ban Quản lý vốn và 19 tập đoàn, tổng công ty sẽ đẩy mạnh hơn nữa các mặt công tác để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Ủy ban sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành để hỗ trợ các tập đoàn, tổng công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tập đoàn, tổng công ty phục hồi và phát triển; đẩy mạnh giám sát tài chính, giám sát đầu tư, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm và kiện toàn đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp.

Các tập đoàn, tổng công ty cần nắm bắt cơ hội phục hồi, hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển; bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực Nhà nước giao. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và giải ngân vốn đầu tư kịp thời để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kinh doanh quan trọng; thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước bảo đảm đúng kế hoạch và công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn tiếp theo, Ủy ban Quản lý vốn tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc hoàn thiện, phát triển mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động để thực hiện tốt hơn chức năng cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, rà soát, phát hiện và đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý còn bất cập, chưa đồng bộ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với tổ chức và hoạt động của Ủy ban và doanh nghiệp. 

Cùng với đó, các đơn vị và các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng và quyết tâm; tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau và với các cơ quan, địa phương, góp phần vào tiến trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước./. 

Minh Ngọc