• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

43 tổ chức tôn giáo ký phối hợp bảo vệ môi trường

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/11, tại TPHCM, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 43 tổ chức tôn giáo ở Việt Nam tổ chức Hội nghị Ký kết và triển khai Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu” giai đoạn 2022-2026.

25/11/2022 19:34
43 tổ chức tôn giáo ký kết phối hợp bảo vệ môi trường - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tôn giáo, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu giới thiệu Hội nghị - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Mục tiêu của Chương trình phối hợp giai đoạn 2022-2026 nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường (BVMT), thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của các tổ chức, cá nhân tôn giáo và nhân dân, thúc đẩy phong trào "Toàn dân tham gia BVMT". Phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo tham gia BVMT và thích ứng với BĐKH, góp phần tích cực, chủ động trong thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược quốc gia về BĐKH đến năm 2050.

Chương trình cũng nhằm khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo ủng hộ, tăng cường sử dụng, khai thác các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Phấn đấu đến hết năm 2026 có 100% các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đều biết đến và tích cực hưởng ứng Chương trình phối hợp.

Cùng với đó hướng đến việc chủ động thích ứng với BĐKH; hướng tới cuộc sống xã hội hài hoà với thiên nhiên, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; từng bước phục hồi chất lượng môi trường.

43 tổ chức tôn giáo ký kết phối hợp bảo vệ môi trường - Ảnh 3.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực: Hiện cả nước có hơn 2.000 mô hình điểm về BVMT và ứng phó với BĐKH thuộc 43 tổ chức tôn giáo - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Ngô Sách Thực cho biết, trong 5 năm qua Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tập trung quán triệt, triển khai Chương trình phối hợp hiệu quả và đồng bộ, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của hệ thống Mặt trận các cấp; các tổ chức thành viên; các tổ chức tôn giáo và đa số chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo trong việc tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH.

Từ 3 mô hình điểm do Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng vào năm 2016, trên cơ sở các hướng dẫn của Trung ương, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương tuyên truyền, vận động và giúp đỡ các tổ chức tôn giáo xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình điểm về BVMT và ứng phó với BĐKH. Hiện cả nước đã có hơn 2.000 mô hình thuộc 43 tổ chức tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Nhiều mô hình hiệu quả, cách làm hay, tiêu biểu như tỉnh Bình Thuận với mô hình "Khu dân cư BVMT, ứng phó với BĐKH" vùng đồng bào theo đạo Bàlamôn; tỉnh Quảng Nam với mô hình "Tuyến đường tự quản về BVMT, ứng phó với BĐKH" của các cơ sở thờ tự tôn giáo trên địa bàn xã Cẩm Thanh, xã Cẩm Kim, phường Minh An, phường Cẩm Châu, phường Cửa Đại; mô hình "Tổ đoàn kết tôn giáo với công tác BVMT" tại Chùa Long Quang, thị trấn Núi Thành; Thành phố Cần Thơ với mô hình "Xử lý rác thải, xây dựng lò đốt rác, trồng cây xanh, bình chữa cháy" ở Hảo Hòa Tự của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt…

43 tổ chức tôn giáo ký kết phối hợp bảo vệ môi trường - Ảnh 4.

Lễ ký kết giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các tổ chức tôn giáo - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Trong giai đoạn tới, ông Ngô Sách Thực cho rằng, muốn phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH phải làm tốt xây dựng chương trình, kế hoạch với các mục tiêu, nội dung cụ thể, tránh chỉ nêu chung chung. Song song đó, cần cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu tuyên truyền về BVMT, ứng phó với BĐKH cho các tôn giáo.

Đồng thời, cần triển khai đồng bộ giữa vận động, phân loại, thu gom, xử lý chất thải; có sự quan tâm hỗ trợ về kinh phí, thông tin, tài liệu tuyên truyền của chính quyền và MTTQ các cấp, qua đó huy động sự tham gia đông đảo chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và của người dân trong cộng đồng, thu hút các nguồn lực trong cộng đồng và nhất là sự tham gia của các doanh nghiệp để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của Chương trình.

Tại hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 43 tổ chức tôn giáo trong cả nước đã ký Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 -2026.

Mạnh Hùng