• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

5 tỉnh, thành phố xuất hiện trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm

(Chinhphu.vn) – Thông báo ngày 12/5 của Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế, đến nay, cả nước đã ghi nhận 25 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả tại thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa và Nam Định.

12/05/2009 16:32

Nguyên nhân nhiễm phẩy khuẩn tả do sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh

Tại Hà Nội, các trường hợp mắc rải rác tại 3 quận, huyện: Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Tây Hồ. Từ ngày 6-11/5/2009, ghi nhận 5 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả (Thanh Hóa: 2, Bắc Ninh: 1, Nam Định: 1) trong số 54 trường hợp tiêu chảy cấp.

Qua điều tra dịch tễ, các bệnh nhân có sử dụng một số thực phẩm như thịt chó, mắm tôm sống, rau sống, một số thức ăn không đảm bảo vệ sinh khác.

Cục Y tế dự phòng và Môi trường đã chỉ đạo các địa phương tiến hành điều tra , giám sát và xử lý triệt để các ổ dịch đầu tiên, tuyên truyền người dân các biện pháp chủ động phòng, chóng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm.

Cục Y tế dự phòng và Môi trường cho biết, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, dễ sinh ngập lụt là điều kiện để mầm bệnh phát triển và phát tán ra môi trường. Hơn nữa, sự giao lưu qua lại giữa các vùng, các khu vực ngày càng tăng làm tăng nguy cơ phát tán bệnh.

Bộ Y tế cũng xác định nguyên nhân lây truyền dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm lần này vẫn do người dân thiếu ý thức phòng, bệnh và sử dụng các sản phẩm thực phẩm không đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bộ đang khẩn trương triển khai các hoạt động dập dịch, khoanh vùng, xử lý kịp thời các ổ dịch.

Trước đó, Bộ Y tế đã có Công văn gửi Chủ tịch UBND, Giám đốc Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trên toàn quốc để triển khai công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm; cử đoàn công tác do lãnh đạo Cục Y tế dự phòng và Môi trường cùng các địa phương thực hiện công tác phòng chống dịch tại một số tỉnh có nguy cơ cao và điều tra nguồn gốc thực phẩm gây bệnh nhằm ngăn chặn dịch lây lan trên diện rộng.

Để chủ động phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, Cục Y tế dự phòng và Môi trường khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt 4 khuyến cáo phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm tại cộng đồng.

Trong trường hợp không cần thiết, không nên tổ chức tập trung ăn uống đông người tại các địa phương trong thời gian có bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm.

Hồng Phong