• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

50% voọc mũi hếch của thế giới tập trung ở Hà Giang

(Chinhphu.vn) – Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca (Hà Giang) cho biết có khoảng 108 đến 113 con voọc mũi hếch được ghi nhận ở khu vực này, trong khi đó trước đây chỉ có khoảng 90 con.

11/12/2013 18:55

Những con voọc ở Khu bảo tồn và sinh cảnh Khau Ca. Ảnh: FFI.

Đây là số lượng voọc mũi hếch lớn nhất từ trước đến nay được giới bảo tồn ghi nhận.

Theo số liệu của Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI), voọc mũi hếch trên toàn thế giới chỉ có khoảng 250 cá thể và đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn và mất môi trường sống.

Không chỉ là nơi trú ngự của khoảng 50% số voọc mũi hếch toàn cầu, Khu bảo tồn và sinh cảnh Khau Ca được đánh giá là địa điểm thuận lợi cho quá trình sinh sản và phát triển của quần thể voọc quý, hiếm này.

Công tác bảo tồn voọc mũi hếch là kết quả nỗ lực của Chi cục kiểm lâm Hà Giang và các tổ chức quốc tế như FFI, Trường đại học Colorado, Boulder, Vườn thú Denver.

Việc quan sát được các cá thể voọc mới sinh cũng là dấu hiệu khả quan cho tương lai của loài này.

Tiến sỹ Benjamin Rawson, Quản lý Chương trình linh trưởng vùng Đông Nam Á, Myanmar và Trung Quốc của FFI, nhận định: "Tính đến nay, đây là một trong số ít các loài nguy cấp ở Việt Nam có dấu hiệu phục hồi. Điều này cho thấy với sự cam kết của giới chức địa phương và sự tham gia của cộng đồng, tình trạng suy giảm quần thể động vật hoang dã có thể được phục hồi”.

Đại diện Liên minh Bảo tồn Quốc tế (IUCN), ông Jake Brunner chia sẻ: “Bước quan trọng tiếp theo là tỉnh Hà Giang nên đầu tư thêm nguồn lực tài chính để công tác bảo vệ quần thể này được bền vững. Cùng với đó, FFI cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ để bảo tồn loài voọc quan trọng này”.

Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus. Loài voọc này có bộ lông màu nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Chúng không có mào lông trên đỉnh đầu. Vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có màu trắng mờ. Mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù. Voọc con mới đẻ lông màu vàng nhạt, khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành.

Tại Việt Nam, voọc mũi hếch chỉ xuất hiện ở một số cánh rừng biệt lập ở miền Bắc.

Hà Anh