• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

6 phương châm hành động thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan

(Chinhphu.vn) - Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký phê duyệt tại Quyết định số 1854/QĐ-BTC.

16/09/2022 00:20
6 phương châm hành động thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan - Ảnh 1.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp Yên Phong, Cục Hải quan Bắc Ninh.

Ngày 20/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 628/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược, Bộ Tài chính ban hành Chương trình hành động của Bộ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.

Chương trình hành động xác định các nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Tài chính để chỉ đạo Tổng cục Hải quan, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ xác định trong Chiến lược phát triển Hải quan đảm bảo hoàn thành mục tiêu tổng quát đặt ra tại Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030: “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan. Quản lý thu thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả. Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia”.

Chương trình hành động này là căn cứ cho ngành Hải quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đã được đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.

Chương trình hành động này là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030; đồng thời là căn cứ để phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 trong trường hợp cần thiết.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung công việc, nhiệm vụ xác định trong Chương trình hành động dựa trên những yêu cầu cơ bản như quán triệt đầy đủ và sâu sắc quan điểm, mục tiêu mà Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đã đề ra cũng như các định hướng liên quan đến yêu cầu đổi mới, cải cách trong lĩnh vực tài chính xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, Chiến lược tài chính đến năm 2030.

Đồng thời, cụ thể hóa các yêu cầu trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, đồng thời xác định và lựa chọn những ưu tiên thực hiện để tiếp tục tạo tiền đề, động lực, nền tảng cho quá trình xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới.

Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ trong việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5 năm và 10 năm tới, đặc biệt là Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Chương trình hành động của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030.

Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, phương châm hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 được xác định cụ thể như sau:

Một là, phát triển Hải quan phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; tuân thủ các quy định của pháp luật; đồng bộ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chương trình cải cách nền hành chính Nhà nước; theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế về phát triển Hải quan; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hai là, phát triển Hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, chống buôn lậu và gian lận thương mại hiệu quả; thực thi đầy đủ, toàn diện các cam kết quốc tế về thuế xuất nhập khẩu, hải quan và tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam đã ký kết; ứng phó hiệu quả với các thay đổi liên quan tới các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về Hải quan, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ba là, phát triển Hải quan trên cơ sở kế thừa, phát triển các thành tựu cải cách, hiện đại hóa đã đạt được, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiếp tục hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý Nhà nước về Hải quan.

Bốn là, lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, hiện đại hóa mô hình quản lý hải quan làm trọng tâm, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành hải quan làm nền tảng cho phát triển Hải quan trong thời kỳ mới.

Năm là, tập trung đầu tư để hiện đại hóa hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Việt Nam.

Sáu là, kết hợp phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững.