• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

6 sáng kiến, giải pháp đoạt giải cuộc thi 'Sáng kiến khoa học 2023'

(Chinhphu.vn) - Các giải pháp, sản phẩm đoạt giải có khả năng ứng dụng cao, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp tối ưu hóa các nguồn lực hiện có giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao hơn, góp phần hình thành các mô hình phát triển kinh tế mới.

17/05/2023 14:07
6 sáng kiến, giải pháp đoạt giải cuộc thi 'Sáng kiến khoa học 2023' - Ảnh 1.

Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và các nhóm tác giải đoạt giải trong cuộc thi "Sáng kiến khoa học 2023" - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Ngày 17/5, dưới sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo VnExpress tổ chức Hội nghị Các nhà khoa học trẻ và lễ trao giải cuộc thi "Sáng kiến khoa học" năm 2023.

Đây là hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và cũng là năm thứ hai Báo VnExpress tổ chức cuộc thi nhằm tạo sân chơi cho những người yêu khoa học, công nghệ, thu hút các nhà khoa học chuyên hoặc không chuyên tham gia sáng tạo giải pháp và sản phẩm có giá trị ứng dụng trong cuộc sống.

Chính thức khởi động từ ngày 2/12/2022, cuộc thi hướng tới những lĩnh vực có tính ứng dụng rộng, bao gồm y sinh-hóa sinh, công nghệ, nông nghiệp, môi trường và vật liệu mới. Đặc biệt, cuộc thi năm nay mở ra hạng mục giải thưởng mới là giải sáng kiến dành cho công trình nghiên cứu đặc biệt phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa và miền núi.

Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, học sinh, sinh viên từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, thu hút hơn 130 hồ sơ tham gia, tăng 20% so với năm 2022

Bà Bùi Thanh Vân, Thư ký tòa soạn Báo VnExpress, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết: "Từ cuộc thi, chúng tôi nhận thấy sự đam mê khoa học trong giới trẻ Việt Nam là rất lớn. Cuộc thi sẽ cầu nối giúp sáng kiến của các bạn trẻ gặp được các quỹ đầu tư, các công ty sản xuất. Từ đó, quy mô phát triển sản phẩm, mô hình sản xuất được nhân rộng, tới được những nơi cần thiết. Đồng thời sự vinh danh các sáng kiến xuất sắc có thể truyền cảm hứng, tạo động lực nghiên cứu cho các nhà khoa học trẻ trên khắp cả nước".

6 sáng kiến, giải pháp đoạt giải cuộc thi 'Sáng kiến khoa học 2023' - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang trao giải nhất cuộc thi "Sáng kiến khoa học 2023" cho TS. Nguyễn Đoàn Quốc Anh - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Qua quá trình đánh giá, Ban Tổ chức cuộc thi đã trao 6 giải thưởng. Xuất sắc giành giải nhất là sáng kiến "TIR lens mới cho đèn LED công suất cao" của TS. Nguyễn Đoàn Quốc Anh - nhà sáng chế công nghệ TIR lens, cùng các cộng sự tại Nhóm nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống điện (PSO), Khoa Điện-Điện tử, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Công trình được vinh danh giải nhất trị giá 70 triệu đồng là thấu kính phản xạ trong toàn phần (chóa đèn) được gắn vào đèn LED giúp hướng toàn bộ ánh sáng phát ra về phía trước và phân bố ánh sáng đồng đều hơn. Công nghệ TIR lens mới giúp giảm giá thành, tăng hiệu suất và đồng dạng phát sáng, qua đó việc nâng cao chất lượng, ứng dụng đèn LED. Nhóm nghiên cứu cũng tối ưu được công nghệ để có thể áp dụng trên nhiều sản phẩm đèn LED khác nhau, dùng trong lĩnh vực chiếu sáng dân dụng và công, nông, ngư nghiệp. Sáng kiến TIR lens mới cũng nhận được Bằng sáng chế USPTO (Mỹ) năm 2022.

Giải nhì thuộc về sản phẩm "Thiết bị 3D dẫn đường phẫu thuật trong mổ thay khớp gối" đến từ nhóm nghiên cứu 3D LAB VINUNI thuộc Trung tâm Công nghệ 3D trong y học, Trường Đại học VinUni. Giải ba thuộc về giải pháp "Hạt giống nảy mầm sẵn" của tác giả Lương Văn Trường, HTX Thanh niên Nam Đại Dương.

Giải khuyến khích được trao cho hai tác giả Đào Văn Minh (40 tuổi, Hà Nội) với sản phẩm "Xe cứu hộ lốp và thay thế lốp phụ ô tô" và Đinh Văn Trung (học sinh lớp 12, Trường THPT Diễn Châu 2, Nghệ An) với "Hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật bằng cáp treo di động".

Giải sáng kiến đã được trao cho đề tài "Sản xuất tơ sợi tự nhiên từ lá cây lưỡi hổ" của Trần Thị Quỳnh, học sinh Trường THPT Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây cũng chính là thí sinh nhỏ tuổi nhất tại cuộc thi năm nay. 

Ý tưởng này của Quỳnh nảy ra khi cùng cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Nhung xem chương trình về các bệnh nhân ung thư đang thực hiện hóa trị, tóc rụng mà không có điều kiện mua những bộ tóc giả. Quỳnh cho hay tóc giả làm từ tóc thật rất đắt, còn làm từ tơ sợi tổng hợp sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất. Dự án của nữ sinh 18 tuổi được Hội đồng giám khảo đánh giá có ý tưởng tốt và đầy ý nghĩa nhân văn. Mặc dù về công nghệ tính mới chưa cao, sáng kiến đã đặc biệt hướng tới tính hỗ trợ vùng miền, phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Toàn bộ tiền giải thưởng của cuộc thi do Quỹ Hy vọng (Hope foundation) tài trợ. Đây là quỹ xã hội-từ thiện hoạt động vì cộng đồng, không lợi nhuận, được vận hành bởi Báo VnExpress và Công ty cổ phần FPT. Quỹ theo đuổi hai mục tiêu: Hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn và tạo động lực phát triển. Một trong các hoạt động của quỹ là thúc đẩy ứng dụng công nghệ, trang bị công cụ phát triển bền vững cho các cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là trang bị tri thức thông qua giáo dục.

Hoàng Giang