• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

7 giải pháp hoàn thiện pháp luật và nhận diện mâu thuẫn, bất cập trong hệ thống pháp luật

(Chinhphu.vn) - Sáng ngày 21/7, Bộ Tư pháp và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo "Nhận diện sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật".

21/07/2022 19:05
7 giải pháp trong hoàn thiện pháp luật và nhận diện mâu thuẫn, bất cập trong hệ thống pháp luật   - Ảnh 1.

Xác định lĩnh vực, nội dung trọng tâm cần tập trung rà soát, điểu chỉnh, khắc phục sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay - Ảnh: VGP/L.S

Tham dự Hội thảo có đại diện của cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, các chuyên gia pháp luật đến từ Vụ Pháp chế các bộ, ngành Trung ương, và đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp.

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn về xây dựng, hoàn thiện thể chế, trọng tâm là hệ thống pháp luật, luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật, trong đó có rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, nhận diện sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập trong các quy định của hệ thống pháp  luật Việt Nam hiện hành, nhất là rà soát các văn bản liên quan trực tiếp tới sản xuất, kinh doanh, phát triển KT-XH và đời sống của nhân dân.

Từ đó, cần xác định những lĩnh vực, nội dung hoạt động trọng tâm cần phải tập trung rà soát, điểu chỉnh, khắc phục sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tạo hành lang pháp lý đồng bộ để phát triển KT-XH, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Thông qua hoạt động rà soát thường xuyên, rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn, hệ thống hóa văn bản định kỳ, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật, xử lý hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền các giải pháp hoàn thiện pháp luật, qua đó nhiều quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập, không phù hợp thực tiễn đã được xử lý.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nhấn mạnh, trước yêu cầu xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển theo định hướng của Đảng, khối lượng văn bản quy phạm pháp luật đã kiểm tra, rà soát hàng năm trên cả nước là rất lớn, thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, là công việc nặng nề, phức tạp đối với công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Kết quả rà soát cho thấy còn tồn tại sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận, phân tích, đánh giá kết quả đạt được, các vướng mắc, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của hệ thống pháp luật trọng thơi gian qua, từ đó, có một số kiến nghị, đề xuất đối với công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới với một số giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, nhất là đổi mới phương thức thảo luận, cho ý kiến về các dự án luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thảo luận tại hội trường, thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội; tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH, các ĐBQH, nhất là giám sát đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời đề xuất các cơ quan liên quan khẩn trương sửa đổi, bổ sung văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết có phát sinh vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.

Thứ hai, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động phản biện xã hội đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết...

Thứ ba, Bộ Tư pháp cần nghiên cứu, tổng hợp các vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật và các nghị định hướng dẫn Luật để có định hướng sửa đổi, bổ sung trong trường hợp cần thiết hoặc có hướng dẫn cụ thể thống nhất trong quá trình thực hiện; thiết lập đường dây nóng (hỏi - đáp) để thường xuyên trao đổi, hướng dẫn cho các bộ, ngành khi gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới tư duy về xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Đổi mới nhận thức về bản chất, vai trò, giá trị, chức năng của pháp luật để sử dụng pháp luật một cách đúng đắn, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác soạn thảo văn bản.

Thứ năm, để các bộ ngành, địa phương có cơ sở kiện toàn bộ máy và bố trí đủ biên chế cho các tổ chức pháp chế đảm bảo đủ số lượng, đủ tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, các quy định pháp luật có liên quan về công tác pháp chế, đề nghị Bộ Tư pháp chủ trì, nghiên cứu ý kiến của các bộ, ngành và địa phương về mô hình tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn đề xuất sửa đổi Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong đó có vai trò chủ đạo của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, sự phối hợp giữa Sở Tư pháp và các sở, ban ngành tại địa phương trong công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, các nhiệm vụ công tác pháp chế khác để kịp thời giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia có kinh nghiệm tốt trong việc hoàn thiện thể chế pháp luật. Chủ động, tích cực, tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ, thông lệ quốc tế; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật của các nước để vận dụng vào thực tiễn nước ta; tổ chức hiệu quả và tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động hợp tác quốc tế về công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Lê Sơn