• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

7 ngành công nghiệp ưu tiên, 3 ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020

(Website Chính phủ) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Quyết định 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển.

23/04/2007 16:17
 

Ảnh minh họa

Theo Quyết định 55/2007/QĐ-TTg, các ngành công nghiệp ưu tiên được áp dụng một số chính sách khuyến khích phát triển về đất đai, xúc tiến thương mại, nghiên cứu-triển khai. Cụ thể, về đất đai, ưu tiên bố trí đủ nhu cầu về đất trong các khu, cụm, điểm công nghiệp khi có dự án sản xuất được đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu (kể cả dự án kết hợp với di chuyển địa điểm sản xuất) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về xúc tiến thương mại, các ngành công nghiệp ưu tiên được ưu tiên đưa vào chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng năm; hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp để xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (thông qua các hiệp hội ngành hàng); giới thiệu sản phẩm miễn phí trên website của Bộ Công nghiệp và các Sở Công nghiệp; trưng bày, giới thiệu sản phẩm miễn phí tại các hội chợ, triển lãm của quốc gia và của các địa phương.

Về nghiên cứu-triển khai, ngân sách hỗ trợ với mức kinh phí tối đa theo các quy định hiện hành để thực hiện các hoạt động nghiên cứu-triển khai liên quan đến ngành công nghiệp chủ lực, trong đó: Ngân sách trung ương hỗ trợ chuyển giao công nghệ; thiết lập và bổ sung, tăng cường năng lực các cơ quan khoa học công nghệ; nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Ngân sách địa phương hỗ trợ sản xuất thử nghiệm (sản phẩm mới; nguyên liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu) nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp.

Quyết định 55/2007/QĐ-TTg nêu rõ, đối với các ngành công nghiệp mũi nhọn, áp dụng chính sách của các ngành công nghiệp ưu tiên và được Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí (không quá 50% vốn đầu tư) đối với các dự án bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất.

Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020:

TT

Tên ngành

2007-2010 2011-2015 2016-2020
CN ưu tiên CN mũi nhọn CN ưu tiên CN mũi nhọn CN ưu tiên CN mũi nhọn
1 Dệt may (sợi, vải, lụa, quần áo xuất khẩu, nguyên phụ liệu) x   x   x  
2 Da giầy (giầy dép xuất khẩu, nguyên phụ liệu) x   x   x  
3 Nhựa (nhựa gia dụng, bao bì, chai lọ, ống...; nhựa kỹ thuật) x          
4 Chế biến nông, lâm, thủy hải sản x   x   x  
5 Thép (phôi thép, thép đặc chủng) x   x      
6 Khai thác, chế biến bauxít nhôm x   x      
7 Hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, hóa dầu, hóa dược, hóa mỹ phẩm) x   x   x  
8 Cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tầu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử)   x   x   x
9 Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin   x   x   x
10 Sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghệp phần mềm, nội dung số)   x   x   x

Phương Mai

(Nguồn: Quyết định 55/2007/QĐ-TTg)