• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

7 tỉnh, thành phố nam sông Hậu liên kết phòng, chống COVID-19 và phát triển kinh tế

(Chinhphu.vn) - Ngày 19/10, 7 tỉnh, thành phố, gồm: TP. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau tổ chức hội nghị trực tuyến với nội dung cùng liên kết phòng, chống COVID-19 và phát triển kinh tế.

20/10/2021 13:17
Điểm cầu TP. Cần Thơ. Ảnh: Báo Cần Thơ

Hội nghị được tổ chức sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP và đây là cơ sở để các địa phương này tập trung triển khai công tác chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế.

Theo ý kiến phát biểu tại hội nghị, đến nay nhiều địa phương trong cả nước và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa có kế hoạch triển khai chi tiết Nghị quyết 128 do “vướng” những quy định về số ca nhiễm và đặc biệt là tỉ lệ bao phủ vaccine.

Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Nguyễn Phương Lam cho rằng điểm chung của các tỉnh hiện nay là mở cửa nhưng mới chỉ cho phép đi lại trong nội tỉnh còn bên ngoài vào địa bàn vẫn phải tuân thủ theo quy định riêng của từng tỉnh. Những rào cản này làm cho doanh nghiệp trong vùng, nhất là các khu công nghiệp, nhà máy giáp ranh giữa các tỉnh hoặc nhà máy đặt ở tỉnh này, vùng nguyên liệu ở tỉnh khác không thể hoạt động trở lại bình thường.

Ngoài tỉnh Long An, Sóc Trăng đã cho phép doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực (trừ quán bar, karaoke, massage), còn lại ở hầu hết các tỉnh, các hoạt động đều phải có điều kiện và được xét duyệt. Chính vì vậy, sau 2 tuần mở cửa, hiện số lượng doanh nghiệp bắt đầu trở lại sản xuất mới đạt tỉ lệ từ 30-50% số doanh nghiệp trên địa bàn mỗi tỉnh, bình quân 250-300 doanh nghiệp, với công suất 20-40% tùy từng địa phương.

Lý giải tình trạng trên, ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ, cho rằng sự khác nhau trong quy định của các địa phương là do cấp độ dịch ở từng nơi khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có “mẫu số chung” để làm cơ sở cho sự liên kết, đó là quy định của Trung ương và nhất là Nghị quyết số 128 của Chính phủ. Vì vậy, việc liên kết vùng giúp sự kết nối giữa các địa phương thông suốt hơn; tạo sự chia sẻ, lan tỏa kinh nghiệm tốt trong quản lý nhà nước, từ đó giúp giải quyết vấn đề một cách thống nhất, đồng bộ và hài hòa hơn.

Nhiều ý kiến cho rằng thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp bách là các tỉnh nam sông Hậu phải nghiên cứu và thống nhất về đánh giá mức độ dịch, các biện pháp dịch tễ cần triển khai nhằm tiến tới kiểm soát dịch cũng như định hướng, đề ra giải pháp cùng nhau mở cửa và phục hồi kinh tế. 

Tại hội nghị lãnh đạo các tỉnh tập trung cho ý kiến về 6 lĩnh vực trọng tâm để thực hiện hợp tác, gồm: Y tế, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, thông tin - truyền thông, giao thông - vận tải, lao động - việc làm.

Theo đó, thứ nhất, với lĩnh vực y tế, 7 tỉnh cần có cơ chế phối hợp chia sẻ nền tảng bản đồ phòng, chống dịch COVID-19 và thống nhất phương án quản lý di chuyển giữa các địa phương. Thứ hai, lĩnh vực giao thông vận tải thực hiện theo hướng dẫn tạm thời của Bộ GTVT đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Thứ ba, trong lĩnh vực nông nghiệp, các địa phương chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; ứng dụng công nghệ thông tin kết nối thương mại điện tử, sàn giao dịch điện tử kịp thời cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, tiêu thụ nông sản đầu ra… Thứ tư, với lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch, tổ chức hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm; triển khai chương trình kích cầu du lịch, liên kết phát triển du lịch giữa 7 địa phương. Thứ năm, lĩnh vực thông tin truyền thông cần thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả về phòng chống, dịch và phát triển kinh tế để cùng lan tỏa đến người dân. Thứ sáu, về lao động việc làm, các tỉnh cần cung cấp thông tin nhu cầu việc làm thông qua các sàn giao dịch việc làm để có hướng kết nối, giới thiệu việc làm cho người lao động…

Điểm cầu tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Kiên Giang

Theo ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, hiện nay các tỉnh, thành phố trong vùng có lượng người dân trở về từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ rất lớn, đây là nguồn lao động dồi dào, cơ bản đã qua đào tạo và có kinh nghiệm. Do đó, cần sự hợp tác, chia sẻ giữa các địa phương trong thu hút lao động, tạo việc làm cho nhân dân trong vùng.

Kết thúc hội nghị, lãnh đạo 7 tỉnh cũng thống nhất việc thành lập Tổ giúp việc (gồm Văn phòng UBND các tỉnh và các sở, ngành liên quan) để tham mưu cho Thường trực UBND các tỉnh, thành phố. Về lâu dài, trên cơ sở vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, 7 địa phương sẽ đánh giá kết quả phối hợp để điều chỉnh kịp thời, đồng thời, nghiên cứu để có hướng liên kết với TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ.

BT