• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

70% lao động nông thôn Bình Thuận có việc làm sau đào tạo nghề

(Chinhphu.vn) - Tỷ lệ có việc làm sau dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Bình Thuận hiện nay bình quân đạt trên 70%, trong đó một số nghề đặc thù ở địa phương tỷ lệ có việc làm đạt từ 95% đến 100%.

06/06/2012 17:58

Tỷ lệ có việc làm sau dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Bình Thuận hiện nay bình quân đạt trên 70% - Ảnh minh họa

Điển hình là mô hình trồng và chăm sóc cây thanh long theo tiêu chuẩn VietGap ở huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam; mô hình trồng chăm sóc và khai thác cây cao su ở các huyện: Đức Linh, Tánh Linh và Hàm Tân; may công nghiệp ở huyện La Gi và huyện Hàm Tân; trồng cây lương thực ở huyện Bắc Bình…

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận cho biết, tính đến hết tháng 5/2012, số lao động nông thôn tỉnh Bình Thuận được học nghề là 2.503/12.800 người, đạt 19,6% kế hoạch năm và bằng 98% so với cùng kỳ năm trước, ước thực hiện 6 tháng đầu năm là 4.396 người. 

Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã tổ chức đào tạo được 34/36 nghề theo kế hoạch, tập trung ở một số nghề như: xây dựng dân dụng; lắp ráp, sửa chữa máy tính; trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su; trồng, chăm sóc cây thanh long theo tiêu chuẩn VietGap; trồng cây ăn quả và cây công nghiệp; tiếng Anh chuyên ngành nghiệp vụ lễ tân và phục vụ nhà hàng; kế toán doanh nghiệp; may công nghiệp; tin học văn phòng…

Được biết, trong năm 2011, tỉnh Bình Thuận đã tổ chức dạy nghề cho 10.042 lao động nông thôn, đạt 100,42% kế hoạch. Trong đó, lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác là 2.567 người; nhóm đối tượng thuộc hộ cận nghèo là 128 người.

Minh Phương