• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

90% lao động nhập cư không có bảo hiểm xã hội

Hiện nay, 90% lao động nhập cư không có bảo hiểm xã hội và họ đang phải chịu nhiều thiệt thòi, nhất là những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe.

08/06/2011 16:32

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về nghiên cứu sức khỏe của người di cư tổ chức sáng 7/6, ở Hà Nội.

(Ảnh: Quý Trung/TTXVN)

Khó khăn lớn nhất mà những lao động nhập cư nội địa hiện nay đang phải đối mặt là họ không có bảo hiểm xã hội và phải sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, mặc dù chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính hiện nay có khoảng 30% dân số đô thị là người nhập cư. Quá trình di dân cũng là nguyên nhân góp phần làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm như sốt rét, tiêu chảy, sốt xuất huyết…

Vì vậy, việc đảm bảo sức khỏe cho người di cư gặp rất nhiều khó khăn và hiện vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về lĩnh vực sức khỏe người di cư.

Đáng lưu ý là trong kế hoạch bao phủ bảo hiểm y tế, nhóm lao động tự do đang được xếp sau cùng trong lộ trình ưu tiên, trong khi nhóm này tập trung số lượng rất lớn người nhập cư. Do vậy, lao động di cư hiện phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc giải quyết các chế độ chính sách, nhất là về các vấn đề có liên quan đến y tế.


Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, thời gian tới Bộ Y tế sẽ phối hợp với Tổ chức di cư quốc tế tiến hành nghiên cứu về sức khỏe người di cư để có cơ sở đề xuất xây dựng chính sách nhằm giảm bớt khoảng cách trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa người di cư và người bản địa./.

Theo Vietnam