• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần tiêu chí đánh giá chuẩn trường công chất lượng cao

(Chinhphu.vn) - Những trường công chất lượng cao cần có cơ chế hoạt động đặc thù, quản lý, đánh giá phù hợp để đảm bảo đầu ra chất lượng cũng thực sự cao.

23/09/2013 18:09
Từ cách làm của 2 thành phố lớn

Tại TPHCM, những trường thí điểm mô hình giáo dục tiên tiến này ngoài việc được thu học phí cao còn được hưởng một số ưu đãi đặc biệt khác như cơ chế tuyển giáo viên giỏi. Theo đó, những giáo viên giỏi có nguyện vọng về trường dạy thì Sở GDĐT TPHCM sẽ đặc cách tạo điều kiện để chuyển công tác nhanh nhất. Những giáo viên mới ra trường, Sở gửi về trường và sau 1 thăm thực tập nếu không đáp ứng đủ yêu cầu, trường có thể gửi trả lại và yêu cầu tiếp tục tuyển giáo viên khác năng lực cao hơn.

Ảnh minh họa

Đồng thời, khi phê duyệt Đề án thí điểm trường tiên tiến theo xu thế hội nhập, HĐND TPHCM đã ban hành cụ thể mức thu học phí, quy chế thu chi, quy chế tuyển dụng giáo viên rất cụ thể. Theo đó, trên cơ sở học phí do học sinh đóng góp, nhà trường được phép chi 30% cho nhân lực, công tác quản lý; 48% cho các khoản phí khác phục vụ công tác học tập, 20% cho xây dựng trường và mua sắm thiết bị giáo dục và 2% trích lập quỹ dự phòng.

Trường phải công khai thu, chi các khoản ngay từ đầu năm học và công khai thêm 1 lần nữa vào cuối năm học.

“Phụ huynh của chúng tôi đóng tiền cao nên họ hoàn toàn có quyền đòi hỏi sự minh bạch, công khai trong thu, chi, có quyền thắc mắc nếu con họ học kém”, bà Đỗ Thị Bích Duyên, Quyền Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) cho biết.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, tại Hà Nội, chủ trương xây dựng trường công chất lượng cao đã có từ năm 2009, và đã triển khai thí điểm ở 9 trường mầm non, THCS và THPT trên địa bàn Thành phố. Song đến tháng 7/2013 HĐND TP. Hà Nội mới ban hành dự thảo mức thu học phí.

Thời gian ban hành chủ trương và cơ chế cách nhau quá xa đã gây rất nhiều khó khăn cho những trường thực hiện thí điểm mô hình mới này.

Vì thế mới có những trường hợp như Trường Tiểu học Cầu Giấy. Chủ trương ban đầu, đây là trường công chất lượng cao nhưng do chưa có quy chế cho phép thu học phí cao hơn mức quy định của Nhà nước nên từ năm 2009 tới nay, Trường hoàn toàn hoạt động như một trường công bình thường.

Đến băn khoăn về tiêu chí chất lượng cao

Nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế sẵn sàng chi phí nhiều hơn để con mình có một môi trường học tối ưu, đầy đủ nhất. Nhưng băn khoăn chung của họ là chương trình học, sách giáo khoa, đội ngũ cán bộ giảng dạy, phương pháp học vẫn thế, vậy cơ sở nào đảm bảo học sinh ra trường sẽ là những sản phẩm chất lượng cao. Liệu số tiền họ bỏ ra đầu tư có thu vào một kết quả tương xứng?

Tại mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập của TPHCM, chương trình học vẫn theo Bộ GDĐT nhưng phương thức học hoàn toàn chủ động. Ngoài học các môn chính khóa, học sinh được học xen kẽ rất nhiều môn học như thể thao, nghệ thuật, học ngoài trời, kỹ năng sống, thực hành trong phòng thí nghiệm… và hoàn toàn không dạy, học thêm.

Hằng quý, trường tiến hành kiểm tra trình độ học sinh và thông báo kết quả kiểm tra rộng rãi đến phụ huynh. Tất cả những em học sinh có điểm trung bình môn nào dưới 6,5 đều có tiêu chuẩn học phụ đạo môn học đó với một thầy, cô do các em tự chọn. Việc học phụ đạo này sẽ chỉ ngừng cho tới khi kết quả học tập của học sinh đó đạt loại khá.

Tuy nhiên, những tiêu chí đó vẫn chưa được cụ thể hóa thành một chuẩn đầu ra để phụ huynh, xã hội và cơ quan chức năng căn cứ vào đó để giám sát, đánh giá.

Kết quả đánh giá bước đầu mới được đo bằng sự hài lòng của học sinh, phụ huynh vì con mình đang được học trong một môi trường giáo dục hiện đại và đầy đủ, được học nhiều kỹ năng kiến thức khác ngoài sách vở, với chương trình học linh hoạt, hấp dẫn, bằng phương pháp dạy học mới chọn học sinh làm trung tâm và phát huy năng lực cá nhân, bằng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%, tỷ lệ đỗ đại học cao.

Tuy nhiên, trong xu thế giáo dục hiện đại, bằng cấp không phải tất cả thì chuyện đỗ tốt nghiệp 100% hay đỗ ĐH chưa phải là một tiêu chí chuẩn và thực chất để đánh giá chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng nguồn nhân lực nói riêng.

Do đó, dù là trường công hay tư, chất lượng cao hay trường thường, thì vấn đề đặt ra đó là cần một tiêu chuẩn đầu ra để làm căn cứ đánh giá chính công tác giảng dạy, quản lý của trường đó.

Về vấn đề này, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cho biết Bộ GDĐT đang tiến hành xây dựng bộ chuẩn đầu ra cho các trường Tiểu học, THCS và THPT. Đây vừa là cơ sở để cơ quan quản lý giám sát, kiểm định chất lượng đào tạo của các trường, vừa là cơ sở để có hình thức xử lý với những trường hợp không đảm bảo tiêu chí “chất lượng cao”.

Đồng thời, cũng là một tiêu chí để phụ huynh căn cứ vào đó chọn trường cho con phù hợp với mục đích, yêu cầu của mình vừa để phụ huynh giám sát xem nhà trường có thực hiện đúng cam kết ban đầu về đầu ra chất lượng cao.

Nguyệt Hà