• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều kết quả tích cực trong hoạt động bổ trợ tư pháp

(Chinhphu.vn) - Việc hoàn thiện thể chế pháp luật trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp được Bộ Tư pháp chú trọng, đến nay cơ bản được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, đồng thời tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho việc phát triển mạnh mẽ các dịch vụ pháp lý, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, người dân…

21/05/2021 15:38
Phòng công chứng số 1 tỉnh Gia Lai kiểm tra các loại giấy tờ khi công chứng. Ảnh: Đức Thụy.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, công tác quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp (hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, quản tài viên, thừa phát lại, hòa giải thương mại) đạt được nhiều kết quả, pháp luật trong lĩnh vực này tiếp tục được hoàn thiện. Đây cũng là lĩnh vực có quan hệ và tác động trực tiếp đến chất lượng xét xử của Toà án, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tư pháp.

Đồng thời là công cụ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi tham gia các giao dịch trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế. Việc hoàn thiện thể chế pháp luật trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp được Bộ Tư pháp chú trọng, đến nay cơ bản được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, đồng thời tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho việc phát triển mạnh mẽ các dịch vụ pháp lý, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, người dân..

Hoạt động luật sư đã được xã hội hóa, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; đội ngũ luật sư ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Công tác phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong quản lý hành nghề luật sư được tăng cường. Hiện nay, cả nước có hơn 16.500 luật sư đang hoạt động tại 4.758 tổ chức hành nghề luật sư.

Từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm các tổ chức hành nghề luật sư đã thực hiện trên 125.000 vụ việc, nộp thuế trên 200 tỷ đồng. Bộ Tư pháp đang tích cực phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các cơ quan hữu quan chuẩn bị kỹ các điều kiện cần thiết để tổ chức Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ III (dự kiến tổ chức trong quý III/2021).

Đối với hoạt động công chứng đã từng bước xã hội hóa với bước đi và lộ trình phù hợp. Bên cạnh các phòng công chứng của Nhà nước, đã có nhiều văn phòng công chứng tư nhân đã được thành lập, qua đó phục vụ tốt hơn, thuận tiện hơn cho nhu cầu công chứng ngày càng tăng của người dân, bảo đảm tính pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch. Cả nước hiện có 1.225 tổ chức hành nghề công chứng (trong đó có 1.107 văn phòng công chứng) với 2.872 công chứng viên. Từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng gần 6 triệu hợp đồng, giao dịch, đóng góp cho ngân sách nhà nước hoặc nộp thuế gần 320 tỷ đồng.

Hoạt động đấu giá tài sản ngày càng được chuyên nghiệp hóa, việc minh bạch trong công tác đấu giá tài sản ngày càng được bảo đảm hơn thông qua việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động này. Hiện nay, cả nước hiện có 570 tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp với hơn 1.070 đấu giá viên. Từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm các tổ chức bán đấu giá thực hiện được khoảng 27.500 cuộc đấu giá thành.

Đặc biệt, hoạt động giám định tư pháp trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; kết luận giám định tư pháp đúng đắn, khách quan giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nghiêm minh, đúng pháp luật, hạn chế oan sai; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, người bị hại, các bên đương sự trong các vụ án.

Hiện nay, cả nước có 6.154 giám định viên tư pháp và 1.630 người giám định tư pháp theo vụ việc. Từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm các tổ chức giám định tư pháp đã thực hiện khoảng 142.000 vụ việc giám định, trong đó có trên 80% vụ việc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Lê Sơn