• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam đề cao đối thoại, giải quyết thách thức khủng bố tại khu vực Trung Phi

(Chinhphu.vn) - Sáng ngày 7/6, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) đã họp định kỳ 6 tháng để thảo luận về tình hình khu vực Trung Phi và hoạt động của Văn phòng LHQ tại khu vực này (UNOCA).

08/06/2021 11:05

Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ phát biểu tại cuộc họp.

Theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, tại cuộc họp, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về khu vực Trung Phi François Louncény Fall trình bày báo cáo định kỳ 6 tháng của Tổng Thư ký. Ông Fall cho biết tình hình an ninh, kinh tế và xã hội nói chung tại khu vực vẫn còn nhiều thách thức.

Tình hình bất ổn về an ninh tại một số nước trong khu vực chủ yếu liên quan tới căng thẳng trong tiến trình bầu cử, hoạt động của các nhóm vũ trang và khủng bố. Trong đó, đáng chú ý là tình trạng bạo lực tiếp diễn tại Tây Bắc và Tây Nam của Cameroon, một số khu vực tại CH Trung Phi và lưu vực Hồ Chad.

Việt Nam hiện đang có 7 sỹ quan tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại CH Trung Phi.

Theo ông Fall, tác động của bạo lực, dịch bệnh và thiên tai đang làm tình hình nhân đạo tại một số nước ở Trung Phi trở nên nghiêm trọng, nhất là tại Cameroon, Cộng hòa Trung Phi và một số nước lưu vực Hồ Chad.

Việc các nước phối hợp triển khai sớm các biện pháp phòng ngừa, tình hình đại dịch COVID-19 ở khu vực nhìn chung chưa nghiêm trọng, tỷ lệ nhiễm và tử vong tương đối thấp so với các khu vực khác. Tuy nhiên, tác động về kinh tế-xã hội là rất phức tạp do khu vực vốn đã nhiều khó khăn.

Các nước thành viên HĐBA chia sẻ lo ngại về những thách thức an ninh, khó khăn về kinh tế-xã hội và vấn đề nhân đạo tại khu vực này. Các nước khẳng định sự cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa các nước khu vực, thúc đẩy vai trò của tổ chức khu vực và tiểu khu vực trong hỗ trợ duy trì hòa bình, an ninh.

Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, chia sẻ những khó khăn mà các nước và người dân trong khu vực đang gặp phải do tác động của bạo lực, thách thức phát triển kinh tế-xã hội cùng tác động của COVID-19.

Đại sứ Phạm Hải Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng bất ổn an ninh thông qua các biện pháp toàn diện, trong đó có tăng cường hợp tác, đối thoại, giải quyết thách thức từ các nhóm vũ trang và khủng bố, tạo điều kiện và cơ hội phát triển cho các nước khu vực Trung Phi.

Để làm được việc này, Đại sứ nhấn mạnh việc cần tiếp tục tăng cường hợp tác khu vực và duy trì sự quan tâm, hỗ trợ liên tục của cộng đồng quốc tế.

Cuối cuộc họp, HĐBA đã thảo luận thêm về hình hình gần đây ở Cộng hòa Trung Phi và những thách thức mới đối với hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ ở đây (MINUSCA).

Đại sứ Phạm Hải Anh nhấn mạnh yêu cầu tất cả các bên phải tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, bảo vệ dân thường, đồng thời phải xem việc bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân viên MINUSCA là một ưu tiên, đồng thời cần tạo thuận lợi cho MUNUSCA hoàn thành sứ mệnh của mình.