Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.
(Chinhphu.vn) – Nhất trí với chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, với tinh thần “chỉ bàn làm chứ không bàn lùi”, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp liên quan đến chuyển giao công nghệ, xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt tốc độ cao, thu hút đầu tư trong nước, giảm áp lực ngân sách nhà nước...
(Chinhphu.vn) - Thảo luận tại tổ, đa số các đại biểu Quốc hội đồng tình cho rằng thời điểm này việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là rất cần thiết. Dự án này sẽ mang lại những lợi ích lớn cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
(Chinhphu.vn) - Báo cáo tiền khả thi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã tính đến việc kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu và quy hoạch cũng như mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM. Phương án kết nối các cảng hàng không, cảng biển lớn, các khu kinh tế quan trọng và kết nối với mạng đường sắt quốc tế cũng đã được Bộ GTVT đề cập trong báo cáo này.
(Chinhphu.vn) - Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường sắt tốc độ cao đã sẵn sàng để đảm bảo được nguồn lực về tài chính ở mức cao nhất theo lộ trình phê duyệt và tiến độ thực hiện dự án theo đúng chủ trương Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10.
(Chinhphu.vn) - Chiều 29/10, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Toạ đàm "Đường sắt tốc độ cao – Thời cơ và thách thức" với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia nhằm phân tích, luận bàn, làm rõ các vấn đề dư luận xã hội quan tâm liên quan đến dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như: nguồn vốn, tốc độ, hiệu quả đối với nền kinh tế, xã hội…
(Chinhphu.vn) - Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm là việc tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến sẽ đi qua tỉnh Nam Định. Nhiều ý kiến cho rằng, hướng tuyến như vậy là đi "vòng", ảnh hưởng đến chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành khai thác. Đồng thời, không đáp ứng được chỉ đạo của Chính phủ là "bảo đảm hướng tuyến thẳng nhất có thể".
(Chinhphu.vn) - Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam. Nếu nhận được đồng thuận cao, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua chủ trương vào ngày bế mạc (30/11).
(Chinhphu.vn) - Chiều 14/10, tại trụ sở Bộ KH&ĐT đã diễn ra phiên họp của Hội đồng Thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.
(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP cho biết: Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 458/TB-VPCP ngày 6/10/2024 thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 458/TB-VPCP ngày 6/10/2024 thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
(Chinhphu.vn) - Tin từ Văn phòng Bộ GTVT, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng và Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Philippe Orliange đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải.
(Chinhphu.vn) - Sáng 5/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
(Chinhphu.vn) - Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
(Chinhphu.vn) - "Chúng ta làm đường sắt tốc độ cao trên tinh thần tự lực tự cường, Bộ Chính trị và Trung ương đã quyết định không phụ thuộc vào nước ngoài, bởi vay bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phải ràng buộc. Chúng ta xác định đầu tư công dựa trên các phương án cân đối nguồn vốn trong nước và vay vốn nước ngoài với điều kiện ưu đãi và ít ràng buộc, điều kiện lớn nhất là chuyển giao công nghệ cho Việt Nam".
(Chinhphu.vn) - Tuyến đường sắt tốc độ cao bố trí 23 ga hành khách. Vị trí các ga đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch tỉnh.
(Chinhphu.vn) - Bộ GTVT cho biết, theo tính toán của tư vấn, trên chặng Hà Nội - TPHCM, tốc độ 350km/h có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/h.
(Chinhphu.vn) - Ngày 30/9/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 441/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
(Chinhphu.vn) - Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, Bộ GTVT khẳng định đã cùng các bộ, ban, ngành tích cực nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức học tập kinh nghiệm tại 6 nước sở hữu và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao.
(Chinhphu.vn) - Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.