• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đóng BHXH bắt buộc bao nhiêu năm được hưởng hưu trí?

(Chinhphu.vn) – Bố của bà Lê Thị Thu Hà (TP. Hồ Chí Minh) có 16 năm đóng BHXH bắt buộc, 4 năm đóng BHXH tự nguyện, tổng thời gian tham gia BHXH là 20 năm, trong đó có 16 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Năm 2013, bố bà chốt sổ BHXH thì được trả lời, sẽ được hưởng chế độ hưu trí từ tháng 9/2015 khi đủ 55 tuổi.

18/11/2015 08:02

Đầu tháng 9/2015, bố bà Hà làm hồ sơ để hưởng chế độ hưu trí thì lại được BHXH trả lời, bố bà phải đủ 60 tuổi mới được hưởng chế độ lương hưu, vì bố bà mới đóng BHXH bắt buộc được 16 năm, mà theo quy định phải đủ từ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.

Bà Hà hỏi, tại sao đóng BHXH bắt buộc lại có quyền lợi hơn đóng BHXH tự nguyện.

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời bà Hà như sau:

Tại Khoản 1, Điều 9 Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện quy định về điều kiện hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện như sau:

“Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó đã có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hoặc Khoản 2, Điều 29 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007...”.

Trường hợp bố của bà Hà tuy đủ 55 tuổi và có 20 năm đóng BHXH nhưng chỉ có 16 năm đóng BHXH bắt buộc (trong đó có 16 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại) nên không thuộc diện được nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.

Về nội dung thắc mắc của bà Hà, BHXH Việt Nam tiếp thu để tổng hợp, báo cáo cơ quan chức năng.

Chinhphu.vn