• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tục đăng ký việc nhận con

(Chinhphu.vn) – Bà Bùi Thị Thanh Hương (huongbtt@...) đang làm thủ tục nhận cha-con cho con trai bà. Bà Hương đã hoàn thiện “Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con” theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, cán bộ hộ tịch xã yêu cầu người cha phải làm đơn xin nhận con có xác nhận của UBND cấp xã nơi người nhận con cư trú. Bà Hương hỏi, yêu cầu trên có đúng quy định không?

09/01/2014 08:11
Ảnh minh họa

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội giải đáp bà Hương như sau:

Việc nhận cha, mẹ, con; thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ con; điều kiện đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, đã được sửa đổi bổ sung theo quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP.

Điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

Việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.

Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ.

Thẩm quyền, thủ tục đăng ký

UBND cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký việc cha, mẹ, con.

Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

- Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con

- Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)

Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con

Trước ngày 10/5/2010, việc đăng ký việc nhận con kê khai theo Tờ khai mẫu STP/HT-2006-CMC.1 ban hành kèm theo Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Kể từ ngày 10/5/2010, việc đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (bao gồm cả việc đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Nghị định 68/2002/NĐ-CP) kê khai theo Tờ khai mẫu TP/HTNNg-2010-CMC.1 ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp. Trên cả hai mẫu Tờ khai này đều không có mục xác nhận của UBND cấp xã nơi người nhận con cư trú.

Bà Bùi Thị Thanh Hương phản ánh trường hợp cha của con bà thực hiện việc nhận con tại UBND xã, đã kê khai Tờ khai đăng ký việc nhận con theo mẫu TP/HTNNg-2010-CMC.1 ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP và nộp cùng bản chính giấy khai sinh của con, bản sao CMND, Sổ Hộ khẩu của người nhận con. Như vậy, người nhận con đã lập hồ sơ và thực hiện đúng thủ tục quy định tại Điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP.

Việc cán bộ hộ tịch yêu cầu người nhận con phải viết đơn xin nhận con có xác nhận của UBND cấp xã nơi người nhận con cư trú là không đúng với quy định hiện hành.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.