• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Air France: 60% số phi công từ chối làm việc

(Chinhphu.vn) - Hơn một nửa số phi công của Hãng hàng không quốc gia Air France của Pháp từ chối làm việc.

15/09/2014 14:45

Hãng hàng không quốc gia Air France của Pháp thông báo buộc phải hủy một nửa số chuyến bay trong ngày 15/9 do phi công của hãng đình công phản đối mở rộng chi nhánh hàng không giá rẻ.

Giám đốc phụ trách các hoạt động Catherine Jude cho biết Hãng chỉ có thể vận hành 48% số chuyến bay vì khoảng 60% phi công từ chối làm việc. Hãng kêu gọi những khách hàng đặt vé bay trong thời gian từ ngày 15-22/9 lùi thời gian bay, đổi vé (miễn phí) hoặc đề nghị hoàn lại tiền vé. Hiện Hãng đang đàm phán với các nghiệp đoàn về kế hoạch đình công.

Air France ước tính cuộc đình công có thể khiến hãng thiệt hại từ 10-15 triệu euro (13-19 triệu USD)/ngày; đồng thời cho biết ban quản lý của hãng sẽ làm việc với các đối tác xã hội để tìm cách thoát khỏi tình hình này. Nếu đình công kéo dài qua 15/9 thì lịch bay sẽ phải thay đổi và hành khách sẽ được thông báo trước chuyến bay một ngày.

Nghiệp đoàn chính đại diện cho các phi công của Hãng là SNPL đã kêu gọi đình công một tuần, cuộc đình công kéo dài nhất tại công ty này kể từ năm 1998. Các nghiệp đoàn lo ngại việc mở rộng hoạt động của chi nhánh hàng không giá rẻ dưới thương hiệu Transavia sẽ dẫn đến việc thuê lao động bên ngoài và thuê lao động giá rẻ khiến phi công phải làm việc theo hợp đồng địa phương.

Huyền Anh