• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

An Giang: 300 tỷ đồng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(Chinhphu.vn) - Từ năm 2013 – 2015, tỉnh An Giang đầu tư 300 tỷ đồng nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

27/03/2013 15:05

Vùng sản xuất cây ăn quả theo hướng GAP được tập trung tại tại huyện Chợ Mới - Ảnh minh họa

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2013 – 2015 của tỉnh An Giang đặt mục tiêu hình thành và phát triển các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng trên các lĩnh vực sản xuất cây lúa, cây màu, chăn nuôi, kết hợp xây dựng hình thành chuỗi giá trị sản xuất, tăng cường mối liên kết sản xuất giữa nông dân với các cơ sở chế biến, xuất khẩu, tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm.

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ thực hiện các bước cụ thể như hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích là 3.000 ha. Trong đó, tập trung sản xuất các sản phẩm theo hướng an toàn, truy nguyên nguồn gốc và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường tiêu thụ.

Các vùng sản xuất gồm vùng sản xuất lúa giống tại các địa phương theo định hướng tiếp tục xã hội hóa giống lúa cộng đồng trên cơ sở nâng cấp chương trình thương mại hóa giống lúa đáp ứng yêu cầu giống lúa cho xã hội. Vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn kết phát triển cánh đồng lớn, có ứng dụng chương trình 1 phải 5 giảm và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiệu quả tại các huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú và Tri Tôn.

Ngoài ra còn có vùng sản xuất nấm rơm tại huyện Thoại Sơn; vùng sản xuất nấm bào ngư, linh chi và các loại nấm ăn, nấm dược liệu có giá trị kinh tế cao khác được tập trung tại huyện Châu Thành theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo sản phẩm sạch có truy nguyên nguồn gốc.

Tại các huyện Chợ Mới, An Phú, Châu Phú và thành phố Long Xuyên là vùng sản xuất rau an toàn. Vùng sản xuất cây ăn quả theo hướng GAP tại huyện Chợ Mới. Vùng sản xuất cá tra chất lượng cao, truy xuất được nguồn gốc tại thành phố Long Xuyên, cùng với vùng sản xuất tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn, vùng sản xuất con lươn đồng tại thị xã Tân Châu.

Vương Trung