Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Theo đó, trong năm 2010, hoạt động VHTTDL trên địa bàn tỉnh An Giang đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận sau đây:
Về Văn hóa, gia đình
Công tác Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc:
Bảo tàng tỉnh và các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trong tỉnh phục vụ cho việc đến tham quan, vui chơi, giải trí, tìm hiểu cho trên 2.658.000 lượt khách đạt 106% kế hoạch. Riêng Bảo tàng và Khu lưu niệm Bác Tôn phục vụ 1.145 buổi cho gần 100.000 lượt người đến tham quan; khu danh thắng Núi Sam và các di tích khác có trên 2 triệu lượt người đến tham quan. Tiến hành trùng tu tôn tạo 19 di tích đạt 271% so kế hoạch. Sưu tầm 10 hình ảnh, tư liệu về Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc tại tỉnh Đồng Tháp. Biên soạn tiểu sử Danh thần Thoại Ngọc Hầu và Thượng Đẳng Thần Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Tổ chức lễ đón nhận 80 hiện vật do Hội Phố Di Sản.com trao tặng. Hoàn thành 500 hồ sơ hiện vật đã khai quật tại Lăng Thoại Ngọc Hầu. Sưu tầm 220 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Hoàn thành trưng bày nhà truyền thống huyện Chợ Mới, ở di tích Cột dây thép. Tổng cộng sưu tầm được 814 hiện vật đạt 407% kế hoạch.
Biễu diễn nghệ thuật
Nghệ thuật chuyên nghiệp: Các Đoàn văn công An Giang đã thực tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, gây được tiếng vang trong và ngoài tỉnh. Tính chung đã biểu diễn 125 suất phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đạt 113,63% kế hoạch trong đó có 50 suất biểu diễn doanh thu trên 330 triệu đồng đạt 110% kế hoạch, phục vụ cho trên 200 ngàn lượt người xem…
Văn nghệ quần chúng: Tổ chức thành công Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh An Giang năm 2010, tham dự có 11 đoàn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tham dự và tổ chức thành công Liên hoan đờn ca tài tử tỉnh An Giang lần I năm 2010.
Tính chung, từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn tổ chức được 458 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của địa phương, các ngày lễ lớn của dân tộc, các lễ hội...(so với kế hoạch đạt 117,44%)
Thông tin, cổ động, triển lãm
Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức 67 cuộc triển lãm tại chỗ, lưu động, khu vực và toàn quốc như: giới thiệu "Thành tựu Kinh tế – văn hóa – Xã hội An Giang năm 2009 – 2010", "An Giang Xuân 2010", "An Giang – những chặng đường mùa Xuân", "Nghệ thuật An Giang", ”Chủ tịch Hồ Chí Minh với Văn hóa Việt Nam”… Phát hành 63 mẫu tranh cổ động (đạt 180% kế hoạch), 16.150 tờ áp phích (đạt 179% kế hoạch), 1.198 băng đĩa cổ động (đạt 200% kế hoạch)... về các huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức thành công 07 cuộc Hội thi, hội diễn, liên hoan: ”Sáng tác kịch bản thông tin lưu động tỉnh An Giang năm 2009 – 2010”, Hội thi xe hoa chào mừng kỷ niệm 30/4, Hội thi các đội tuyên truyền lưu động tỉnh An Giang lần thứ V/2010...
Bảo tàng tỉnh tổ chức thành công 16 cuộc triển lãm (so kế hoạch đạt 320%), trong đó có triển lãm trưng bày "Câu chuyện Mê Kông – Ước mơ và Thách thức" trong chương trình hợp tác về Bảo tàng Văn hóa Thế giới Thụy Điển và Bảo tàng các nước Việt Nam – Lào – Campuchia và tổ chức nhiều cuộc triển lãm khác. Đã hoàn thành 06 bộ ảnh mới triển lãm chuyên đề (so kế hoạch đạt 100%). Tham gia trưng bày cổ vật gốm sứ “Tinh hoa gốm Việt“ tại Bảo tàng Bình Dương trong chương trình Festival gốm sứ Việt Nam – Bình Dương 2010, với 14 hiện vật cổ Óc Eo. Tổ chức “Họp mặt, giao lưu cán bộ cách mạng lão thành với sinh viên học sinh“ để ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Tổ chức đoàn phúc tra thẩm định các tiêu chuẩn xây dựng và công nhận, xã, phường văn hóa của xã Vĩnh Lộc, thị trấn An Phú, huyện An Phú; xã Cần Đang, huyện Châu Thành; Tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thị xã, thành phố; lễ tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu và Hội nghị tổng kết 10 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh An Giang giai đoạn 2000 – 2010. Năm 2010, toàn tỉnh có 426.549 hộ gia đình văn hóa, đạt 81,37% so tổng số hộ; 764 khóm ấp văn hóa, đạt 87,71% so tổng số ấp; 30 xã, thị trấn văn hóa, đạt 19,23% so tổng số xã; 2.013 cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa.
Công tác gia đình: Triển khai thực hiện Quyết định 2095 ngày 18/9/2009 của UBND tỉnh về thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2010; đề án tuyên truyền đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam năm 2010; tập huấn cho 164 cán bộ làm công tác gia đình của 11 huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tổ chức Hội nghị triển khai văn bản Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Tập huấn bổ sung kỹ năng quản lý, điều hành hoạt động mô hình cho ban chỉ đạo, Ban Chủ nhiệm và thành viên nhóm Phòng chống bạo lực gia đình thị trấn An Châu, huyện Châu Thành.
Duy trì hoạt động 31 Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững và 16 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình ở thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân; phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên; xã An Bình và Bình Thành, huyện Thoại Sơn; thị trấn An Châu, huyện Châu Thành. Xây dựng mới 10 câu lạc bộ gia đình bền vững và 10 nhóm Phòng chống bạo lực gia đình ở xã Bình Chánh, huyện Châu Phú và thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên. Triển khai kế hoạch hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình ở 10 khóm, ấp thuộc xã Tân Thạnh và Phường Long Hưng, thị xã Tân Châu…
Thư viện: Hệ thống thư viện toàn tỉnh đã phục vụ cho gần 600.000 lượt bạn đọc đạt 105% kế hoạch, với trên 1.500.000 lượt, sách, báo, tài liệu (so kế đạt 112,25%). Riêng Thư viện tỉnh phục vụ cho trên 270.000 lượt bạn đọc đạt 103,2% kế hoạch,với trên 830.000 lượt sách, báo, tài liệu đạt 133% kế hoạch; bổ sung được trên 11.000 bản sách mới, tiếp nhân tài trợ sách chương trình mục tiêu của Bộ VH,TT&DL với tổng số tiền 140 triệu đồng và sách tiết kiệm trên 40 triệu đồng.Tiến hành luân chuyển 4.202 bản sách chương trình mục tiêu cho 5 huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, An Phú và thị xã Tân Châu. Luân chuyển trên 15.000 bản sách về 11 huyện, thị xã, thành phố để phục vụ bạn đọc nhân các ngày lễ lớn của dân tộc.Bên cạnh đó,Thư viện tỉnh cũng đã tổ chức thành công các hoạt động như: "Đêm Thơ Nguyên Tiêu"; Buổi nói chuyện chuyên đề nhân ngày kỷ niệm 1970 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 “Phụ nữ Việt Nam tự hào, biết ơn và nguyện mãi mãi đi theo Đảng“; Buổi giao lưu sinh hoạt chuyên đề "Vui ngày hội sách”...
Về Thể dục, thể thao
Thể thao quần chúng:
Toàn tỉnh đã tổ chức 273 giải thể thao, thu hút trên 116.000 lượt VĐV tham gia thi đấu, tạo sinh khí vui tươi, lành mạnh, thiết thực, bổ ít trước, trong và sau những ngày lễ lớn của dân tộc, lễ hội truyền thống của địa phương. Qua đó, phong trào TDTT quần chúng trong toàn tỉnh tiếp tục phát triển, đó cũng còn là kết quả của việc tổ chức thành công Đại hội TDTT 03 cấp và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Theo số liệu thống kê toàn tỉnh có 28,9% số người tập luyện TDTT thường xuyên (đạt 103,21% kế hoạch) và 24,5% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao đạt 98% kế hoạch. Công tác giáo dục thể chất trong học đường cũng được nâng cao chất lượng, 100% số trường thực hiện giờ thể dục nội khóa 100%, số trường thực hiện giờ thể dục ngoại khóa 70%; chiến sĩ công an và chiến sĩ quân đội trong độ tuổi rèn luyện thân thể thao qui định đạt 100%, 65% CNVC – LĐ và 60% người cao tuổi tham gia tập luyện TDTT. Phát triển thêm 68 Câu lạc bộ TDTT một môn và nhiều môn, nâng tổng số hiện có 1.231 câu lạc bộ.
Tổ chức thành công Đại hội TDTT tỉnh An Giang lần thứ VI – 2010. Tham dự có 16 đoàn thuộc 11 huyện, thị xã, thành phố và 5 cơ ngành cấp tỉnh với 2.530 nam – nữ VĐV, thi đấu 21 môn với 332 bộ huy chương. Kết quả thành phố Long Xuyên hạng nhất toàn đoàn, thị xã Châu Đốchạng nhì và huyện Châu Thành hạng ba.
Thể thao thành tích cao
Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao, Trường Năng khiếu Thể thao và Trung tâm bóng tập trung, huấn luyện 550 VĐV gồm đội tuyển 132 VĐV (15 môn), đội trẻ 109 VĐV (16 môn), năng khiếu tập trung 194 VĐV (17 môn), năng khiếu trọng điểm 115 VĐV (9 môn). Trong năm các đội thể thao cử 658 lượt vận động viên, tham dự 85 giải thể thao khu vực, toàn quốc và nước ngoài đoạt được 268 huy chương các loại (đạt 109,38 % so kế hoạch) gồm: 97HCV, 82HCB, 89HCĐ (trong đó có 17 HCV vô địch quốc gia, 01 HCV Thế giới, 01 HCV châu Á và 05 HCV Đông Nam Á); có 01 kiện tướng quốc tế, 20 VĐV đạt kiện tướng và 20 VĐV đạt cấp 1.
Về Du lịch
Công tác phát triển du lịch: Phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang, UBND huyện Tịnh Biên, Chi cục Kiểm lâm tổ chức lễ phát động ra quân thu gom và xử lý rác thải tại Khu du lịch Núi Cấm ; Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang năm 2011.Hướng dẫn nhiều đoàn doanh nghiệp trong và ngoài nước khảo sát các khu điểm du lịch, lễ hội và địa điểm đâu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.Tổ chức đoàn cán bộ học tập kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Bình Thuận và du lịch kết hợp văn hóa tại Khu du lịch Đại Nam. Làm việc với Sở VHTTDL Tp. Hồ Chí Minh và Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh về kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực du lịch năm 2010…
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Lượt khách đến các Khu, điểm Du lịch An Giang năm 2010 ước đạt 5.190.000 lượt khách, tăng 5 % so với cùng kì năm 2009 và tăng 6% so với kế hoạch năm 2010. Khách lưu trú và lữ hành phục vụ ước đạt 369.752 lượt tương đương so với cùng kỳ , đạt 100 so với kế hoạch và doanh thu du lịch trên 185 tỷ đồng tăng 7,4% so sánh cùng kỳ 2009 và đạt 92,5% so kế hoạch.
Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch: Sở VHTTDL An Giang đã phối hợp với Đài truyền hình An Giang thực hiện phát sóng chuyên đề du từng tháng từ tháng 1 đến tháng 12/2010 với nhiều nội dung thiết thực. Hỗ trợ Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện phóng sự quảng bá mô hình du lịch mới của Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Khám phá Mekong; Đài Truyền hình Tp. Hồ Chí Minh thực hiện Chương trình Năng động Du lịch Việt; Đài truyền hình Sài gòn Tiếp thị thực hiện các đoạn phim về Du lịchAn Giang.
Phân phối các ấn phẩm quảng bá du lịch đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và một số điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và thường xuyên cung cấp các thông tin về du lịch An Giang cho các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh.
Phối hợp với doanh nghiệp tham gia các sự kiện như: Ngày hội Du lịch Tp. Hồ Chí Minh; Hội chợ Thương mại Du lịch và Đầu tư ĐBSCL - Tịnh Biên năm 2010 ;Tuần lễ đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010…
Xây dựng và quảng bá trên 20.000 ấn phẩm bằng song ngữ Anh – Việt để giới thiệu về du lịch An Giang như: An Giang Non nước Hữu tình, bản đồ du lịch An Giang, ẩm thực An Giang, DVD, tờ rơi,… giới thiệu các khu, điểm du lịch, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch An Giang; phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình phát sóng chuyên đề phát triển du lịch mỗi tháng 01 kỳ và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Từ những kết quả đã đạt được trong công tác VHTTDL năm 2010, Ngành VHTTDL An Giang đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2011, cụ thể như sau:
Tập trung đầu tư xây dựng các Đề án, kế hoạch phát triển lĩnh vực văn hóa trình ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành. Các dự án đầu tư công trình, thiết chế văn hóa ở cơ sở, huyện và tỉnh. Dự thảo trình Ủy ban nhân dân tỉnh mô hình Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011. Tăng cường vận động xã hội hóa các hoạt động văn hóa, bao gồm: Tổ chức biễu diễn, hội thi, hội diễn, lễ hội…để ngày càng thu hút sự tham gia của quần chúng vào hoạt động văn hóa. Thường xuyên phát động các phong trào văn hóa, văn nghệ. Phòng chống các tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm độc hại. Đẩy lùi hủ tục, gắn với nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở từng địa bàn, cư dân tại phum, sóc. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đi đôi với tiếp thu văn hóa tiên tiến. Tăng cường chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn đối với các Phòng Văn hóa – Thông tin, chú trọng các hoạt động văn hóa có tính chất tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương…
Thường xuyên tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trên các kênh thông tin đại chúng để tổ chức và cá nhân thực hiện Luật Thể dục, thể thao, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về tổ chức các tổ chức xã hội nghề nghiệp, Liên đoàn, Hiệp hội, Câu lạc bộ TDTT; chính sách ưu đãi về đầu tư. Đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa các hoạt động thể thao, phấn đấu đạt 65% giải cấp tỉnh có tài trợ, thành lập các Liên đoàn thể thao của tỉnh theo tiến độ Đề án xã hội hóa. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi đối với VĐV đạt thành tích thể thao và thông tư liên tịch số 127/TTLT-BTC-BVHTTDL về chế độ dinh dưỡng đặc thù cho HLV, VĐV thể thao thành tích cao. Tăng cường công tác quản lý các đội thể thao, xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy sinh hoạt ăn, nghỉ, học tập, tập luyện đối với HLV, VĐV ; giáo dục đạo đức và củng cố tổ chức Đoàn thanh niên trong các đội thể thao, chú ý đến học sinh năng khiếu thể thao…
Tăng cường quan hệ hợp tác với ngành du lịch Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, mở rộng liên kết và phát triển du lịch lữ hành ở địa phương với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác có hiệu quả du lịch An Giang. Củng cố công tác chỉ đạo, điều hành đối với hệ thống nhà hàng, khách sạn trong tỉnh về nâng cao các hoạt động và chất lượng phục vụ. Đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền về hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức.
TH (Theo BC của SVHTTDL AG)