• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

An Giang: Công bố Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á

(Chinhphu.vn) - Vào ngày 29/5, tỉnh An Giang sẽ công bố Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm, huyện Tịnh Biên, là Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất ở châu Á.

04/05/2013 14:11

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm, huyện Tịnh Biên, An Giang

Đây là sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam nói chung, của An Giang nói riêng, tạo điều kiện cho các ngành, các cấp, nhất là ngành du lịch, giới thiệu, quảng bá về văn hóa, danh thắng, sản phẩm du lịch độc đáo của Khu du lịch Núi Cấm, huyện Tịnh Biên cũng như tỉnh An Giang.

Được biết, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức xác lập 2 kỷ lục châu Á mới của Việt Nam vào 9 giờ sáng ngày 2/3/2013. Đó là tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á (núi Cấm, An Giang) và tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi dài nhất châu Á (núi Tà Cú, Bình Thuận).

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất được xác lập kỷ lục Việt Nam vào ngày 2/1/2006. Tượng thuộc chùa Phật Lớn, tọa lạc uy nghiêm, thanh thoát giữa không gian núi rừng trên núi Thiên Cấm Sơn (cao 710m so với mặt nước biển), ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn huyền bí.

Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và chiếc bụng to đặc trưng của Ngài.

Tượng có chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu là 33,6m, diện tích bệ tượng 27x27m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép, trong khuôn viên tượng Phật rộng 2,2ha.

Thanh Thi