• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

An Giang đạt tiến bộ đáng kể trong công tác chăm sóc trẻ em

(Chinhphu.vn) – Theo nghiên cứu mới nhất của UNICEF và UBND tỉnh An Giang về tình hình trẻ em tại An Giang vừa công bố (ngày14/6), tỉnh An Giang đạt tiến bộ đáng kể về công tác chăm sóc trẻ em trong 10 năm qua.

14/06/2012 17:06

Là một nghiên cứu toàn diện đầu tiên về  trẻ em ở tỉnh, “Báo cáo Phân tích tình hình trẻ  em tỉnh An Giang” mang lại bức tranh tổng thể về tình hình trẻ em trai và gái ở tỉnh An Giang.

Kết quả đáng khích lệ

Tại An Giang, trong vòng 10 năm, từ 2000-2009, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi giảm một nửa. Hiện có hơn 90% trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo, tăng đáng kể so với 27% vào năm 2000. Khoảng 95% trẻ 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh và việc đảm bảo đăng ký khai sinh và  tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em đã trở thành thói quen của các bậc cha mẹ ở tỉnh An Giang.

Bà Lotta Lotta Sylwander, đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết, lãnh đạo tỉnh An Giang đã và đang thể hiện mối quan tâm lớn tới các vấn đề trẻ em ở tỉnh. Tổng chi cho xã hội của tỉnh tăng hơn hai lần từ năm 2005 đến 2009, trong đó chi cho y tế tăng gần 3 lần.

Những cam kết thực hiện quyền trẻ em này đã gặt hái kết quả, góp phần cải thiện tình hình giáo dục, chăm sóc y tế và dinh dưỡng cho trẻ em.

Đánh giá thách thức để tăng cường công tác chăm sóc trẻ em

Báo cáo cũng nêu bật các thách thức mà trẻ em tỉnh An Giang đang phải đối mặt, đặc biệt là các em sống trong các gia đình nghèo, các trẻ em dân tộc Khơ-me và những trẻ em bị bỏ lại nhà vì bố mẹ di cư đi làm xa nhà.

Ví dụ, mặc dù tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm đang kể trong thập kỷ qua, nhưng tỉ lệ này vẫn còn cao hơn tỉ lệ trung bình của toàn quốc và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi còn ở mức cao, 28% (năm 2010). Chỉ có 16% trẻ em đi học mẫu giáo 2 buổi, điều này ảnh hưởng đến kết quả giáo dục và dinh dưỡng cho trẻ.

Tỉ  lệ tiếp cận với nước sạch ở An Giang thấp hơn mức trung bình của toàn quốc và ở khu vực đồng bắng sông Cửu Long.

An Giang cũng là tỉnh có tỉ lệ người không học hết tiểu học cao nhất nước, với 37% người trên 5 tuổi không học hết tiểu học. Lạm dụng trẻ em và trẻ em bị bắt nạt ở trường cũng là các vấn đề đáng lo ngại. Là tỉnh giáp biên giới nên nhiều trẻ em ở An Giang còn có nguy cơ bị buôn bán, bóc lột và lây nhiễm HIV.

Bà Sylwander cho rằng, cần phải vượt qua các thách thức này nếu chúng ta muốn tất cả trẻ em ở An Giang, bất kể ở huyện Tịnh Biên hay thành phố Long Xuyên, là dân tộc Kinh, Khơ-me hay Chăm, được thực hiện quyền của mình một cách bình đăng và được lớn lên khỏe mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Chi Anh