• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

An Giang đưa hàng về nông thôn, phát triển sản phẩm địa phương

(Chinhphu.vn) - Trước biến động về giá cả và việc lợi dụng tăng giá theo lương, Sở Tài chính và Sở Công Thương tỉnh An Giang đã có nhiều giải pháp đưa hàng Việt về nông thôn, mở rộng hệ thống siêu thị và thành lập cửa hàng tiện ích …. nhằm đảm bảo giá cả cho sản phẩm tiêu dùng ổn định hợp lý.

12/06/2012 10:12

Ảnh minh họa

Sở Công Thương An Giang cho biết, đây là chủ trương của tỉnh nhằm đối phó với biến động của giá cả thị trường gây lo lắng cho người dân, trong đó quan tâm nhiều đến các hộ có mức sống thấp ở khu vực nông thôn có cơ hội sử dụng hàng Việt với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý.

Trong các tháng đầu năm 2012, tỉnh đã tổ chức được 5 chuyến hàng về các xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú; xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn và thị trấn Tri Tôn huyện Tri Tôn. Theo kế hoạch năm 2012 tỉnh An Giang tổ chức 21 chuyến đưa hàng Việt về nông thôn tại 100% huyện thị trong tỉnh.

Năm nay tỉnh đã thu hút 7 doanh nghiệp tham gia, tăng 2 doanh nghiệp so với năm trước gồm: Cty TNHH Thương mại Sài Gòn - An Giang (Coop mart Long Xuyên), Siêu thị Vinatex Long Xuyên, Công ty Vissan, Tổng Cty Công nghiệp Dầu Thực Vật Việt Nam, Cơ sở Trà - Cà phê Lâm Chấn Âu, Siêu thị Tứ Sơn và Cơ sở Sản xuất Đường Thốt Lốt Lan Nhi (Tịnh Biên) với 500 mặt hàng thiết yếu lương thực, thực phẩm, dụng cụ gia đình, may mặc…. phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Liên kết chuỗi giá trị cho 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh hoạt động tổ chức các chuyến hàng về nông thôn, Sở Công Thương cũng đề ra các giải pháp phát triển các sản phẩm chủ lực cho 3 mặt hàng xuất khẩu của tỉnh là cá tra, lúa gạo và rau màu theo hướng tháo gỡ khó khăn vốn cho doanh nghiệp, nâng chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và xây dựng thương hiệu.

Đồng thời nhân rộng mô hình liên kết chuỗi giá trị cho 3 mặt hàng lúa, cá, rau màu với sự tham gia của hệ thống ngân hàng, các tổ chức đại diện như Hội Nông dân, Hội nghề cá và nông dân.

An Giang sẽ thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cho 3 mặt hàng xuất khẩu chính, với biện pháp phát triển vùng nguyên liệu theo hướng ứng dụng công nghệ cao như: với cây lúa xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng gắn với hệ thống kho, nhà máy chế biến của doanh nghiệp; với cá tra xây dựng vùng nuôi cá tập trung giao doanh nghiệp sản xuất; rau màu tiến hành quy hoạch vùng chuyên canh rau màu gắn doanh nghiệp. Tỉnh sẽ hỗ trợ chính sách thúc đẩy thương mại thị trường nội địa, đưa các sản phẩm của doanh nghiệp vào hệ thống các siêu thị.

Thùy Trang