• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ấn tượng về các nhà máy thông minh của Việt Nam trên báo Hàn Quốc

(Chinhphu.vn) - Câu chuyện tái sinh ấn tượng khi chuyển đổi từ mô hình nhà máy truyền thống sang nhà máy thông minh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã vượt qua biên giới và được đăng tải trên Maeil Business Newspaper - tờ báo kinh tế số 1 Hàn Quốc.

26/11/2024 15:30
Ấn tượng về các nhà máy thông minh của Việt Nam trên báo Hàn Quốc- Ảnh 1.

Bà Đỗ Thị Phương Liên, Phó Tổng giám đốc Công ty Thăng Long chia sẻ cùng chuyên gia tư vấn của Samsung cạnh máy in trong xưởng sản xuất

Hành trình tái sinh trở thành nhà máy thông minh

Giữa tháng 11 vừa qua, nhóm phóng viên của Maeil Business, tờ báo kinh tế số 1 Hàn Quốc đã bay sang Việt Nam để tìm hiểu về quá trình chuyển đổi từ nhà máy truyền thống sang nhà máy thông minh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Điểm đến đầu tiên là Thăng Long, một doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên sản xuất bao bì đặt tại tỉnh Bắc Ninh. Ấn tượng đầu tiên với nhóm phóng viên là mùi nhựa đúc chảy thoang thoảng, bên trong nhà máy, hàng loạt máy in đang hoạt động nhộn nhịp. Các cảm biến kỹ thuật số được lắp đặt khắp bàn làm việc thu thập dữ liệu sản xuất theo thời gian thực. Trên màn hình lớn gắn trên tường, các con số thay đổi liên tục.

Bà Đỗ Thị Phương Liên, Phó Tổng giám đốc Công ty Thăng Long chia sẻ: "Nhờ sự hỗ trợ của Samsung mà nhà máy của chúng tôi đã tái sinh thành một nhà máy thông minh hoàn toàn khác biệt so với trước đây, điều này chẳng khác gì như một lần khởi nghiệp thứ hai".

Theo tờ Maeil Business, dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do Samsung khởi xướng và triển khai thành công tại Hàn Quốc giờ đây đã vượt qua biên giới và được mở rộng áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Samsung đã cử các chuyên gia kỹ thuật đến các doanh nghiệp tại Việt Nam để đề xuất các giải pháp tùy chỉnh, tối ưu hóa hiệu quả nhà máy và chuyển đổi số.

Thăng Long là một công ty sản xuất các sản phẩm in ấn từ nguyên liệu như giấy và nhựa. Công ty chủ yếu cung cấp cho Samsung bao bì và hộp giấy dùng trong đóng gói các sản phẩm điện thoại thông minh.

Dù đã phát triển thành một công ty sản xuất bao bì có doanh thu hàng năm trên 30 tỷ won (khoảng 550 tỷ đồng) nhưng Thăng Long vẫn luôn trăn trở về không ít vấn đề tồn đọng từ quá khứ cần phải giải quyết. Vì tất cả các quy trình, từ vận hành máy in, sản xuất in ấn, quản lý kho, bảo trì thiết bị đều phụ thuộc vào phương pháp thủ công. Toàn bộ các thông tin thu thập được từ các khâu sản xuất đều được ghi tay rồi nhập vào Excel để lưu trữ. Trong khi đó, máy in thường hỏng đột ngột gây ra nhiều trở ngại.

Các quy trình không hiệu quả của Thăng Long đã cho thấy giới hạn trong việc nâng cao năng suất và kiểm soát chất lượng. Điều này cũng trở thành rào cản lớn đối với sự phát triển bền vững của công ty.

Samsung đã vào cuộc hỗ trợ xây dựng hệ thống sản xuất thông minh cho Thăng Long. Một hệ thống thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu về năng suất sản xuất, tình trạng thiết bị và dòng chảy sản phẩm theo thời gian thực đã được thiết lập. Mọi thiết bị tại các công đoạn đều được trang bị cảm biến hiện đại, qua đó tạo thuận lợi trong việc thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực. Công nghệ tự động hóa cũng được áp dụng vào quản lý chất lượng máy in – tài sản cốt lõi của các công ty in ấn. Bên cạnh đó, một hệ thống giám sát trạng thái thiết bị theo thời gian thực, cảnh báo phát ra khi vượt quá giới hạn cho phép cũng đã được thiết lập, qua đó giúp kiểm tra và phòng ngừa hỏng hóc trước khi phát sinh.

Bà Đỗ Thị Phương Liên cho biết: "Việc in ấn là thao tác tạo ra hàng chục tờ mỗi giây, nên bất kỳ sự cố nào xảy ra với thiết bị đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm doanh thu. Trước đây, thời gian xử lý và bảo trì kéo dài khiến tỉ lệ hoạt động của máy móc giảm đáng kể".

Nhờ dự án hỗ trợ của Samsung, công ty đã cắt giảm lượng tiêu thụ năng lượng và tăng cường quản lý ESG (Môi trường, Trách nhiệm xã hội và Quản trị minh bạch). Các thiết bị sẽ tự động tắt nguồn khi không hoạt động, tối ưu hóa việc vận hành máy sấy in, giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ điện năng. Quy trình sản xuất cũng được tái cấu trúc để phù hợp với luồng công việc, từ đó nâng cao hiệu suất tổng thể.

Ông Kweon Hyeog Chel, thành viên đội ngũ cố vấn của Samsung, nhận xét: "Việc tái bố trí thiết bị sản xuất cho một công ty chuyên nghiệp trong ngành in ấn – nơi không chấp nhận sai số kể cả dưới 1 mm – là một minh chứng cho sự tự tin của Samsung".

Tại điểm đến tiếp theo, nhóm phóng viên Hàn Quốc của báo Maeil Business đã tới thăm Công ty TNHH Bình Minh TMC - một doanh nghiệp chuyên gia công cơ khí chính xác (CNC) khác cách đó khoảng 30 phút lái xe. Công ty này cũng đã được tái sinh nhờ tham gia dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh của Samsung. Nắm giữ những công nghệ tiên tiến, hiện tại Bình Minh TMC đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều tập đoàn toàn cầu tại Việt Nam. Doanh nghiệp này chuyên sản xuất các linh kiện, sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao và độ chính xác tuyệt đối. Nắm bắt những tiềm năng trong lĩnh vực gia công chính xác khi các tập đoàn toàn cầu dồn dập đặt nhà máy tại Việt Nam vào năm 2008, Công ty Bình Minh TMC đã được ra đời. Đây cũng là một trong các đối tác địa phương của Samsung tại Việt Nam.

Từ một không gian chỉ khoảng 150 m² vào năm 2008, Bình Minh TMC đã phát triển thành một doanh nghiệp với quy mô 10.000 m² với 320 nhân viên. Dự án nhà máy thông minh của Samsung đã mang đến cho công ty những bước ngoặt quan trọng.

Các quy trình ghi chép và quản lý thủ công lặp đi lặp lại hằng ngày nay đã được số hóa hoàn toàn. Toàn bộ thông tin sản xuất đều có thể kiểm tra theo thời gian thực giúp giải quyết vấn đề ngay lập tức. Ông Nguyễn Văn Tuân, Giám đốc Công ty Bình Minh TMC chia sẻ: "Chúng tôi đã thử nhiều cách để giảm tỉ lệ lỗi và tăng năng suất, nhưng sự thay đổi thực sự chỉ đến sau khi áp dụng giải pháp nhà máy thông minh của Samsung".

Samsung đã áp dụng hệ thống điều hành sản xuất (MES) tại Bình Minh TMC, đây là công cụ quản lý nhằm tối ưu hóa các hoạt động sản xuất trong nhà máy. Hệ thống MES giúp theo dõi tiến độ sản xuất theo thời gian thực, điều chỉnh kế hoạch và tình hình thực tế để vận hành nhà máy hiệu quả hơn.

Công ty Bình Minh TMC cho biết, nhờ sự hỗ trợ của Samsung, tỉ lệ hoạt động của thiết bị đã tăng đáng kể. Công ty dự kiến doanh thu năm nay sẽ tăng hơn 30% so với năm trước. Hiện tại, công ty đang tiến hành thử nghiệm chuyển đổi một số dây chuyền sản xuất thành dây chuyền thông minh và có kế hoạch mở rộng áp dụng ra toàn nhà máy.

Ông Nguyễn Văn Tuân chia sẻ: "Việc đổi mới quy trình sản xuất trong thời gian ngắn đã giúp chúng tôi tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí. Dự án này mở ra cơ hội để công ty vươn lên một tầm cao mới, trở thành doanh nghiệp sản xuất linh kiện chính xác chất lượng cao".

Ấn tượng về các nhà máy thông minh của Việt Nam trên báo Hàn Quốc- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Bình Minh TMC đang trao đổi cùng nhân viên vận hành về máy gia công chính xác

Samsung - 30 năm đồng hành cùng Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương cải tiến sản xuất

Kể từ sau khi bước chân vào đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995, Samsung đã không ngừng mở rộng đầu tư, từng bước đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu. Sự đầu tư của Samsung tại Việt Nam đã thu hút hàng trăm nhà cung cấp đồng hành cùng gia nhập thị trường, thúc đẩy sự phát triển của nhiều doanh nghiệp địa phương. Việc nâng cao năng lực sản xuất trong hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cũng tạo nên chuỗi liên kết dẫn đến đổi mới sản xuất của Samsung.

Dự án hỗ trợ phát triển nhà máy thông minh của Samsung dành cho các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá cao vì không chỉ giúp tăng cường năng lực sản xuất của các doanh nghiệp địa phương mà còn góp phần nâng cao năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh sản xuất của chính Samsung.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Maeil Business, ông Kim Tae Hoon, Phó Tổng giám đốc phụ trách Trung tâm mua hàng Samsung Việt Nam, người phụ trách dự án hỗ trợ chuyển đổi nhà máy thông minh cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, cho biết: "Các chuyên gia từ Hàn Quốc đã được cử sang Việt Nam và trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp tham gia dự án trong hơn 3 tháng nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp này. Khi năng lực sản xuất của các doanh nghiệp này được cải thiện, về lâu dài cũng sẽ có tác động củng cố năng lực cạnh tranh trong sản xuất của Samsung".

Trong 3 năm qua, Samsung Việt Nam đã hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh cho khoảng 72 doanh nghiệp Việt Nam. Khác với Hàn Quốc, các doanh nghiệp tại Việt Nam không nhận hỗ trợ tài chính mà sẽ nhận được tư vấn phù hợp nhằm cải thiện tối đa quy trình sản xuất.

Samsung không chỉ hỗ trợ tái cấu trúc hệ thống sản xuất và cải tiến hiện trường mà còn giúp các doanh nghiệp này có khả năng tự vận hành và phát triển về sau một cách độc lập. Nghiên cứu đã chỉ ra triết lý phát triển đồng thịnh vượng trên toàn cầu của Samsung là mô hình tiêu biểu về mối quan hệ tuần hoàn, đồng phát triển giữa các doanh nghiệp địa phương và Samsung. Trong tương lai, mô hình này được mong đợi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường sản xuất thông minh tại Việt Nam.

Ông Kim Tae Hoon chia sẻ: "Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương không chỉ tạo ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái hợp tác của Samsung mà còn có là một hoạt động cống hiến xã hội có ý nghĩa của chúng tôi. Đây cũng là một trong số các hoạt động trách nhiệm xã hội của Samsung đang triển khai trên hành trình nỗ lực trở thành một doanh nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam".

Trước khi triển khai tại Việt Nam, từ năm 2015, Samsung đã tích cực hỗ trợ xây dựng nhà máy thông minh tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc.

Samsung đã hỗ trợ các doanh nghiệp này thay thế các thiết bị sản xuất lạc hậu và triển khai giải pháp nhà máy thông minh, bao gồm cả hệ thống vận hành nhà máy. Hoạt động cải tiến hiện trường tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm sản xuất hơn 50 năm của Samsung. Công ty cũng tích cực hỗ trợ giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp như đào tạo nhân lực và mở rộng thị trường.

Theo Maeil Business, tại Hàn Quốc nhờ sự hỗ trợ của Samsung, 3.274 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chuyển đổi thành công sang mô hình nhà máy thông minh. Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, doanh thu và việc làm của các doanh nghiệp được hỗ trợ đã tăng trung bình lần lượt 24% và 26% so với các doanh nghiệp không tham gia dự án.

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn cải tiến được tích lũy trong 10 năm qua cùng với kinh nghiệm sẵn có trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, trong tương lai, Samsung sẽ không ngừng đẩy mạnh các dự án nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu suất cũng như năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp. Samsung dự kiến sẽ mở rộng hỗ tư vấn nhà máy thông minh trên phạm vi toàn cầu, với điểm khởi đầu từ Việt Nam.

Nguyễn Đức