• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Áp thấp nhiệt đới có thể thành bão

(Chinhphu.vn) – Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10 km và tiếp tục mạnh thêm. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 8-9.

15/07/2017 09:40
Hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm DBKTTV Trung ương

Hồi 1 giờ sáng nay (15/7), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 112,7 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 8-9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km và tiếp tục mạnh thêm.

Đến 1 giờ ngày 16/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng-Nghệ An khoảng 430 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 8-9

 Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật cấp 8-9, biển động mạnh) từ vĩ tuyến 15,5-19,50N; từ kinh tuyến 109,00E-114,00E. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

 Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km đi vào vịnh Bắc Bộ và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 1 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông trên Vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng-Nghệ An khoảng 240 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 9-10.

 Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, sau mạnh lên thành bão nên ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh; từ gần sáng ngày 16/7 ở khu vực phía đông của vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.

Biển động rất mạnh. Khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-3 m; biển động. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ chiều và đêm ngày 16-18/7 ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300 mm.

Nhằm chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, chiều 14/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai-Ủy ban Quốc gia TKCN đã gửi Công điện tới các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa, các tỉnh Bắc Bộ và các bộ, ngành liên quan đề nghị thực hiện công tác ứng phó áp thấp nhiệt đới.

Thanh Xuân