• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Áp thấp nhiệt đới đã vào Biển Đông

(Chinhphu.vn) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều 14/5, áp thấp nhiệt đới đã vượt qua phía bắc đảo Luzon (Philippines) đi vào Biển Đông.

14/07/2023 18:08
Áp thấp nhiệt đới đã vào Biển Đông - Ảnh 1.

Áp thấp nhiệt đới đã vượt qua phía Bắc đảo Luzon đi vào Biển Đông

Hồi 16h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc, 119,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (39-61 km/giờ), giật cấp 9.

Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và còn tiếp tục mạnh thêm.

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nhiệt đới kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam, đêm 14 và ngày 15/7, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển Trường Sa), vùng biển phía Đông của khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh.

Từ đêm 15 và ngày 16/7, khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, riêng vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển 4-6; biển động mạnh.

Đêm 15 và ngày 16/7, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía Nam khu vực giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; sóng biển 3,5-4,5 m; biển động mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2.

Các chuyên gia cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Từ chiều tối 14 đến sáng 15/7, khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa 40-70 mm, có nơi trên 150 mm; khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào, dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20-40 mm, có nơi trên 100 mm.

Từ chiều tối 14-15/7, khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 70 mm (thời gian mưa lớn tập trung vào chiều và đêm).

Các chuyên gia nhận định, mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ vào chiều và tối còn có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá cấp 1.