• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng

(Chinhphu.vn)-Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 42 (AMM-42) đã diễn ra ngày 20/7 tại đảo Phuket ở miền Nam Thái Lan. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị. Chủ đề của AMM-42 năm này là “Cùng hành động đối phó với các thách thức toàn cầu”.

21/07/2009 16:04

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhất trí phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN - Ảnh: Reuters

Phát biểu khai mạc khai mạc Hội nghị, Thủ tướng nước chủ nhà Abhisit Vejjajiva bày tỏ vui mừng trước tinh thần đoàn kết và ngày càng gắn bó giữa cộng đồng các nước ASEAN, coi đây là yếu tố then chốt để các nước trong khu vực có thể cùng nhau vượt qua những khó khăn trước mắt do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra. Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cũng khẳng định Tuyên bố Hua Hin được đưa ra từ Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 cùng với Sáng kiến Chiềng Mai có tác dụng  tổng hợp các nguồn lực của ASEAN để xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày một lớn mạnh không ngừng, tăng cường thúc đẩy hợp tác nội khối, nhất là trong việc đối phó với các vấn đề mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính, dịch bệnh, vấn đề an ninh lương thực, năng lượng…

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã kiểm điểm tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai Hiến chương ASEAN, cũng như việc triển khai kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hua Hin tháng 2/2009. Các Bộ trưởng cũng nhất trí về phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN với các Kế hoạch tổng thể và từng trụ cột Cộng đồng cũng như Kế hoạch công tác giai đoạn II về Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển, nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng vào năm 2015.

Các Bộ trưởng hoan nghênh việc Ủy ban các Đại diện thường trực ASEAN (CPR) tại Jakarta đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là cơ quan đóng vai trò điều phối quan trọng trong bộ máy tổ chức mới của ASEAN. Hội nghị đã đồng ý về nguyên tắc xây dựng Quy chế hoạt động của cơ quan nhân quyền ASEAN và tên gọi của cơ quan này là Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền, đồng thời thông qua về nguyên tắc nội dung dự thảo Hiệp định Ưu đãi và Miễn trừ của ASEAN .

Nhằm hướng tới một Cộng đồng ASEAN rộng mở, có vai trò và vị thế quốc tế ngày càng cao, Hội nghị đã nhất trí về các phương hướng và biện pháp cụ thể tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa ASEAN với các bên đối tác, đồng thời tiếp tục giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng như ASEAN 1, ASEAN 3, EAS và ARF….

Hội nghị cũng khẳng định ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, đồng thời hoan nghênh việc ngày càng nhiều nước ở các khu vực quan tâm đến khu vực Đông Nam Á và một số nước đang tích cực triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) ở Đông Nam Á…

Các bộ trưởng nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác để triển khai hiệu quả Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), vì mục tiêu lâu dài là xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và không có vũ khí hạt nhân. Các bộ trưởng cũng nhất trí về hướng phát triển tương lai của ARF, trên nền tảng những thành tựu của diễn đàn sau 15 năm.

Phát biểu tại các phiên họp của Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, nhấn mạnh ASEAN đang có những điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng, nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là tác động tiêu cực do suy giảm kinh tế toàn cầu. Do đó, ASEAN cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ, triển khai nghiêm túc và hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng và khẩn trương đưa Hiến chương ASEAN đi vào cuộc sống.  

Phó Thủ tướng cho rằng giờ đây ASEAN vừa phải tăng cường hợp tác giữa 10 quốc gia thành viên đồng thời ASEAN cần chú trọng mở rộng và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện với các bên Đối tác, tranh thủ sự hỗ trợ cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, khai thác tối đa những lĩnh vực chung lợi ích như kinh tế-thương mại, hợp tác phát triển, ứng phó với các vấn đề toàn cầu… Phó Thủ tướng khẳng định các tiến trình hợp tác khu vực như ASEAN 1, ASEAN 3, ARF, EAS… đã trở thành những kênh đối thoại và hợp tác quan trọng, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, và ASEAN cần giữ vững vai trò chủ đạo của mình trong các cơ chế này.

ASEAN đã trải qua 42 năm xây dựng và trưởng thành, là ví dụ tiêu biểu nhất về sự hợp tác khu vực, là các nước có nền kinh tế mở nhất và là khu vực thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cùng với sự lớn mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ, ASEAN đang trở nên một trung tâm phát triển ở  châu Á – khu vực phát triển năng động nhất thế giới hiện nay. ASEAN đã đặt ra mục tiêu về một cộng đồng ASEAN lớn hơn trong thập kỷ tới, trong đó thúc đẩy hợp tác về xã hội, chính trị và kinh tế giữa các nước thành viên. 

Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói: “Mặc dù chưa hoàn hảo, nhưng nếu không có ASEAN thì khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng không thể phát triển như vậy”. Theo ông, ASEAN đưa ra nhiều mục tiêu thay đổi hơn nhưng vẫn chưa có mục tiêu nào được hoàn tất bởi những vấn đề mà ASEAN đang theo đuổi là quá khó khăn. ASEAN sẽ còn thực sự lớn mạnh hơn nữa. Nếu ASEAN thành công cũng sẽ đồng nghĩa với việc thế giới sẽ nhẹ bớt mối lo”.

 Theo cựu Ngoại trưởng Singapore Mahbubani, ASEAN đạt được nhiều thành công hơn về mặt chính trị vì trong một châu Á có nhiều cường quốc kinh tế mới nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ và diễn đàn ASEAN là nơi duy nhất để các cường quốc gặp gỡ thường xuyên, thoải mái và thể hiện quyền lực của mình.

 Nhân hội nghị AMM-42, Việt Nam cũng thông báo sơ bộ với các nước về công tác chuẩn bị để đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ năm 2010./.

Nguyễn Đăng