• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

ASEAN sẵn sàng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả vụ sạt lở mỏ khai thác ngọc

(Chinhphu.vn)-Trước việc mưa lớn nhiều ngày gây sạt lở mỏ khai thác ngọc tại bang Kachin, miền Bắc Myanmar, gây thương vong lớn, theo đề xuất của Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN, ngày 4/7, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra tuyên bố bày tỏ cảm thông và chia buồn sâu sắc tới chính phủ và nhân dân Myanmar.

04/07/2020 18:51

Chia sẻ với Myanmar trong thời điểm khó khăn hiện nay, các nước ASEAN một lần nữa khẳng định tình đoàn kết cũng như cam kết sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Myanmar, đồng thời tin tưởng Myanmar nhanh chóng khắc phục hậu quả và vượt qua thảm hoạ nghiêm trọng này.

Việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra tuyên bố về vụ sạt lở mỏ khai thác ngọc tại bang Kachin tiếp tục cho thấy ASEAN luôn theo dõi sát và nhanh chóng phối hợp quan điểm, hành động trước những vụ việc ảnh hưởng tới hoà bình, ổn định quốc tế và khu vực cũng như tính mạng của người dân.

Như tin đã đưa vào khoảng 8h sáng 2/7 (giờ địa phương), mỏ đá quý ở thị trấn Hpakant, bang Kachin bị sập do mưa lớn và lở đất. Khối bùn thải ở độ cao hàng chục mét đã đổ sập xuống hồ nước mưa bên dưới, tạo ra cảnh như sóng thần cuốn đi nhiều thợ mỏ, nhấn chìm họ trong hỗn hợp nước và bùn.

Số người thiệt mạng trong vụ sạt lở này lên tới 162 người. Đây được cho là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử ngành khai thác ngọc bích của Myanmar.

(BNG)