Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh: VGP/Thế Phong |
Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để, vẫn cần cách tiếp cận liên ngành và nỗ lực chung không chỉ của các cơ quan chuyên ngành, chính phủ các nước ASEAN mà còn của các bên liên quan trong khu vực và trên thế giới cùng mỗi cá nhân trong xã hội. Do đó, ASEAN hoan nghênh và khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình tham vấn và triển khai chính sách.
Nhiều đại biểu cũng nhắc đến các công ước quốc tế và cam kết khu vực như Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, Tuyên bố ASEAN về nhân quyền, Công ước Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật, Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em là những văn kiện nền tảng để tăng cường hợp tác về vấn đề này.
Đại sứ Nguyễn Thị Nhã, đại diện Việt Nam tại AICHR, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp cơ hội học tập cho nhóm trẻ em dễ tổn thương nhưng thường bị loại trừ này trong việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm và bao trùm.
Thứ trưởng Bộ GĐ&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về giáo dục cho trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật và kêu gọi hợp tác hơn nữa giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực này.
“Giáo dục trẻ khuyết tật có chất lượng, thân thiện và bình đẳng luôn được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trẻ khuyết tật cũng như mọi trẻ em khác đều có quyền được giáo dục, học tập. Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện để mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, được tham gia học tập nhằm phát huy tối đa khả năng của bản thân và hoà nhập cộng đồng”, bà Nguyễn Thị Nghĩa cho biết.
Bà Yoshimi Nishino, Phó Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam, nhấn mạnh giáo dục hòa nhập là mục tiêu của giáo dục cho trẻ khuyết tật và cam kết UNICEF sẽ hợp tác với chính phủ để bảo đảm rằng “không ai bị bỏ lại.”
Thế Phong