• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

ATNĐ suy yếu, Trung Bộ mưa lớn diện rộng

(Chinhphu.vn) - Sáng sớm ngày 13/9, sau khi đi vào đất liền Quảng Nam-Quảng Ngãi, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Sau khi vượt qua biên giới Việt Nam-Lào, áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 4 đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào. Hiện nay, một siêu bão có tên quốc tế là Meranti đang hoạt động trên vùng biển ngoài khơi Tây Bắc Thái Bình Dương

13/09/2016 11:10

Trong 2 ngày vừa qua (tính đến 7 giờ ngày 13/9), do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với hoạt động của bão số 4 trên khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, riêng khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi 200-300mm. Một số nơi lớn hơn như: Nam Đông, Thượng Nhật (Thừa Thiên Huế) 430mm Trà My (Quảng Nam) 340mm; Sông Vệ (Quảng Ngãi) 400mm; An Chỉ (Quảng Ngãi) 380mm…

Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), Hội An (Quảng Nam) có gió giật mạnh cấp 8-9. Tam Kỳ (Quảng Nam), Quảng Ngãi có gió giật mạnh cấp 6-7.

Hoàn lưu bão kết hợp với đới gió đông bắc nên tại đảo Cồn Cỏ đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Đồng Hới (Quảng Bình), Đông Hà (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 6-7, đặc biệt tại Lăng Cô (Huế) có gió giật mạnh cấp 9, Cửa Tùng (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 10.

Sáng nay (13/9), sau khi vượt qua biên giới Việt Nam-Lào, áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 4 đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào

Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với đới gió đông bắc, vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ và Lý Sơn) trong hôm nay còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Trên đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế sáng nay còn có gió giật mạnh cấp 6-7.

Ngày và đêm nay (13/9), ở các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to (phổ biến 50-100mm).

Ngoài ra, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận-Cà Mau tiếp tục có mưa dông và gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-9, sóng biển cao từ 2-3m, biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

* Hiện nay, một siêu bão có tên quốc tế là Meranti đang hoạt động trên vùng biển ngoài khơi Tây Bắc Thái Bình Dương

Hồi 10 giờ ngày 13/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 125,0 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông khoảng 350km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 10 giờ ngày 14/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 120,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 17, giật trên cấp 17.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 10 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,2 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (165-185km/giờ), giật trên cấp 17.

Do ảnh hưởng của bão, từ sáng 14/9, vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 10-14, vùng gần tâm bão đi qua cấp 15-17, giật trên   cấp 17. Biển động dữ dội.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Trong 24 giờ vừa qua (tính đến 7 giờ ngày 13/9), do ảnh hưởng của bão số 4 trên khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50-150mm, riêng khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi 150-250mm. Một số nơi lớn hơn như: Nam Đông, Thượng Nhật (Thừa Thiên Huế) 410mm; Giao Thủy (Quảng Nam) 320mm; Sông Vệ (Quảng Ngãi) 310mm;…

Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), Hội An (Quảng Nam) có gió giật mạnh cấp 8-9. Tam Kỳ (Quảng Nam), Quảng Ngãi có gió giật mạnh cấp 6-7.

Hoàn lưu bão kết hợp với đới gió đông bắc nên tại đảo Cồn Cỏ đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Đồng Hới (Quảng Bình), Đông Hà (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 6-7, đặc biệt tại Lăng Cô (Huế) có gió giật mạnh cấp 9, Cửa Tùng (Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 10.

Hồi 08 giờ ngày 13/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam-Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7-8.

Dự báo trong 3-6 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm cả Cù Lao Chàm và huyện đảo Lý Sơn) trong sáng nay còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trên đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam sáng nay còn có gió giật mạnh cấp 6-7.

Ngày và đêm nay (13/9), ở các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to (phổ biến 50-100mm). Khu vực Bắc Tây Nguyên sáng nay có mưa to (phổ biến 50mm). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Ngoài ra, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận-Cà Mau tiếp tục có mưa dông và gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-9, sóng biển cao từ 2-3m, biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Bộ trưởng - Trưởng ban Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo cuộc họp. Ảnh PCTT

Sẵn sàng cứu hộ cứu nạn

* 17h00’ chiều ngày 12/09 Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố ven biển từ Nghệ An đến Bình Thuận.

Bộ trưởng- Trưởng ban chỉ đạo TW về phòng, chống thiên tai chỉ đạo, trước hết phải đảm bảo an toàn tính mạng người dân, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng phối hợp các địa phương tiếp tục kêu gọi tàu thuyền thoát khỏi vùng nguy hiểm từ vĩ tuyến 12-18 độ, phía tây kinh tuyến 116, các địa phương nằm trong vùng ảnh hường cần ra lệnh cấm biển, kiên quyết di tản người dân vào nơi tránh trú an toàn;

Đề phòng mưa lũ lớn từ Quảng Trị đến Bình Định, đặc biệt Quảng Ngãi lũ có khả năng lên mức báo động 3, các địa phương chủ động các phương án đảm bảo an toàn cho người dân; đảm bảo các phương án an toàn sản xuất nông nghiệp, đặc biệt nuôi trồng thủy sản từ Nghệ An đến Bình Thuận, chú ý đôn đốc thu hoạch lúa mùa;

Các công trình nhà cửa, dân dụng cơ sở hạ tầng cần có phương án chằng chống, đảm bảo an toàn, cảnh báo, có người trực tại các ngầm tràn không cho người dân đi qua khi có mưa lũ;

Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn chuẩn bị mọi lực lượng ứng trực, sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ cứu nạn trên đất liền và trên biển khi cần thiết;

Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cơn bão, đưa ra bản tin dự báo kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, ứng phó với bão của các cơ quan hữu quan, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí cập nhật tin tức đến người dân để chủ động phòng tránh;

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TW về PCTT chủ động, thường xuyên kết nối địa phương, các Bộ, ngành, tham mưu kịp thời cho Ban chỉ đạo TW về PCTT.

Công điện số 21/CĐ-TW

Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn vừa có Công điện số 21/CĐ-TW điện các bộ, ngành, địa phương đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh thành phố, các bộ, ngành theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền, thông báo cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động các biện pháp phòng tránh.

Thường xuyên theo dõi diễn biến của áp thấp nhiệt đới trên các phương tiện thông tin; quản lý việc ra khơi của tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.


Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Thủy lợi, Ủy viên thường trực Trần Quang Hoài chủ trì cuộc họp. Ảnh PCTT

Cấm biển, có kế hoạch cho học sinh nghỉ học

Sáng 12/9, Thường trưc Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có cuộc họp khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Bắc quần đảo Trường Sa đang có xu hướng dịch chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và tiếp tục mạnh thêm lên thành bão.

Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo cập nhật diễn biến cơn áp thấp nhiệt đới của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo TW về PCTT, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT về công tác triển khai kêu gọi tàu thuyến, di dời người dân trên các lồng bè vào nơi an toàn, công tác an toàn hồ đập các công trình thủy lợi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - Ủy viên Thường trực Trần Quang Hoài kết luận cuộc họp.

Theo đó, ông Hoài đề nghị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp cùng Tổng cục Thủy sản thông tin đến cơ quan quản lý tàu thuyền hướng dẫn tàu thuyền thoát khỏi khu vực nguy hiểm, theo cảnh báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương vùng nguy hiểm là vĩ tuyến từ 12-14 độ, phía tây kinh tuyến 116.

Các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng của phải thực hiện nghiêm túc công điện của Bộ trưởng- Trưởng Ban, thông báo cho ngư dân,cho tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn, đặc biệt các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi có khả năng áp thấp nhiệt đới-bão đổ bộ phải ra lệnh cấm biển, lưu ý thời điểm áp thấp nhiệt đới- bão đổ bổ có kế hoạch cho học sinh nghỉ học đảm bảo an toàn.

Để đề phòng mưa lũ lớn cục bộ, gây nguy hiểm an toàn hồ chứa các công trình thủy lợi, gây sạt lở đất hay lũ quét, đề nghị cơ quan chức năng, địa phương theo dõi sát tình hình, cần kiểm tra, bố trí người thường trực giám sát xử lý kịp thời, cần thông tin kịp thời đến cho Ban Chỉ đạo.