• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều doanh nghiệp phớt lờ công tác bảo vệ môi trường

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các KCN, Bà Rịa-Vũng Tàu hiện có nhiều doanh nghiệp tỏ ra bất hợp tác với cơ quan chức năng trong việc bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp này luôn tìm cách phớt lờ quy định của cơ quan chức năng, hoặc làm thủ tục bảo vệ môi trường chỉ để lấy lệ.

10/03/2011 12:37

"Bỏ qua" các yêu cầu của cơ quan chức năng

Theo Ban Chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường tỉnh, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số điểm “nóng” ở sông Thị Vải, Khu chế biến thủy sản Tân Hải… đã được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp không hợp tác với cơ quan chức năng trong việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hoặc xây dựng chỉ để đối phó.

DNTN Liêm Chính sản xuất thép tại KCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành là một minh chứng. Từ năm 2008, thanh tra của Tổng cục Môi trường đã lập biên bản và yêu cầu Liêm Chính chấm dứt những sai phạm: Chất thải nguy hại bán lại cho doanh nghiệp không có chức năng vận chuyển và xử lý để tái chế; bùn thải nhiễm dầu được thu gom và để bừa bãi trong khuôn viên sản xuất và ngoài hàng rào doanh nghiệp; nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất từ khu vực luyện thép có nhiễm lượng dầu lớn dẫn vào hệ thống thoát nước mưa của KCN… Theo kết luận của Tổng cục Môi trường, đây là một doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần sớm khắc phục. Sau 2 năm Tổng cục Môi trường quay lại kiểm tra và phát hiện doanh nghiệp này vẫn chưa thực hiện bất cứ yêu cầu nào của thanh tra đưa ra từ năm 2008... Hay như Công ty In kỹ thuật Thắng Nhất (KCN Đông Xuyên), theo kết luận của Thanh tra môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường từ năm 2008, doanh nghiệp này gây ô nhiễm nghiêm trọng về nước thải, và đã có quyết định đình chỉ hành vi xả thải. Thế nhưng, Ban Quản lý các KCN cho biết, đến nay Công ty vẫn chưa có báo cáo, khắc phục những vấn đề tồn tại theo yêu cầu của kết luận thanh tra từ năm 2008.

Tại KCN Đông Xuyên còn có một trường hợp chây ì khác, đó là Công ty TNHH Phương Hà. Theo kết luận của Tổng cục Môi trường năm 2009, Phương Hà gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về nước thải và đã đình chỉ hành vi xả thải. Tuy nhiên đến nay, công ty này vẫn “quên” khắc phục, báo cáo về các vấn đề tồn tại theo yêu cầu của Thanh tra môi trường lên Ban Quản lý các KCN.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường, ngoài hàng rào KCN cũng có nhiều doanh nghiệp không quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, nhất là trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Cụ thể, việc xử lý 11 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh nằm trong quyết định số 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2003 đến nay vẫn còn 2 doanh nghiệp chế biến thủy sản đang trong “giai đoạn hoàn thành”. Hoặc gần đây nhất là khi tái kiểm tra 19 cơ sở (thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh) chế biến hải sản tại TP.Vũng Tàu, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh đã phát hiện 17 doanh nghiệp chưa hoàn thành bảo vệ môi trường nên đã ra quyết định và đề nghị UBND tỉnh xử phạt vi phạm 911 triệu đồng.

Đầu tư không đồng bộ

Theo kết quả thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chế biến hải sản của thanh tra liên ngành vừa kết thúc, hiện tượng doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nhưng không đạt yêu cầu khá lớn. Thậm chí, có doanh nghiệp xây dựng hệ thống này chỉ mang mục đích đối phó với cơ quan chức năng. DNTN Đại Quang tại Tân Hải là một ví dụ. Đại Quang đã có hành vi dùng máy bơm để xả nước thải trực tiếp ra môi trường mặc dù đã đầu tư hệ thống xử lý nhưng không vận hành.

Qua kiểm tra 6 doanh nghiệp tại thị xã Bà Rịa và huyện Đất Đỏ có kết quả đều đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên nước thải sau xử lý không đạt Quy chuẩn môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Còn khi kiểm tra 19 cơ sở tại TP.Vũng Tàu, 17 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải nhưng có đến 12 cơ sở không đạt yêu cầu. Và trong số 22 doanh nghiệp tại “điểm nóng” Tân Hải cũng chỉ mới có 2 hệ thống có nước thải sau xử lý đạt yêu cầu… Theo ông Lê Văn Sâm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân của việc có hệ thống xử lý, nhưng nước sau xử lý không đạt yêu cầu là do doanh nghiệp đầu tư hệ thống không đồng bộ, vận hành chưa đúng quy trình hoặc không bảo đảm công suất xử lý chất thải phát sinh.

Ông Trần Ngọc Thới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường của tỉnh cho biết: Trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp cùng chính quyền địa phương kiểm tra chặt chẽ, xử phạt nghiêm đối với các cơ sở chây ì trong việc triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo qui định.

Quang Nguyễn