• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bắc Giang: Phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu và hiệu quả

(Chinhphu.vn) - Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội, có sức lan tỏa lớn, khơi dậy tiềm năng sản xuất, mở ra cơ hội phát triển, gia tăng giá trị nhiều loại sản phẩm đặc trưng của các địa phương. Từ đó góp phần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hội nhập nhiều quốc gia trên thế giới.

25/06/2024 19:50
Bắc Giang: Phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu và hiệu quả- Ảnh 1.

Tỉnh Bắc Giang có nhiều tiềm năng phát triển dược liệu và đã có nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP - Ảnh: VGP/TT

Ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang chia sẻ, tính đến nay, tỉnh Bắc Giang có 290 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong năm nay, tỉnh Bắc Giang có 253 sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng OCOP; trong đó, có 188 sản phẩm mới, 45 sản phẩm đánh giá lại và 20 sản phẩm nâng hạng sao. Các huyện, thành phố, thị xã đã thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, dự kiến hoàn thành công tác đánh giá đợt 1 năm 2024 trong tháng 7/2024.

Ngoài ra, Chi cục đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh Bắc Giang ban hành công văn đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng sản phẩm tiềm năng 5 sao cấp quốc gia đối với 2 sản phẩm: Vải thiều Bắc Giang, long nhãn Bắc Giang của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco. Ngoài ra, Chi cục đã phối hợp với UBND các huyện Yên Thế, Lục Ngạn khảo sát đánh giá sản phẩm tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP 5 sao trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Văn Đức, Giám đốc HTX Dược liệu Trường Sơn, hiện nay, HTX có khoảng 10 ha và liên kết với khoảng 40 hộ trồng khoảng 20 ha trà hoa vàng. Đơn vị đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 để nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Đến nay, HTX có 3 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP, trong đó có sản phẩm Trà hoa vàng đạt OCOP 4 sao năm 2020. Trung bình mỗi năm HTX cung ứng ra thị trường khoảng 20.000 sản phẩm.

Trong năm 2024, HTX sẽ tham gia đánh giá phân hạng lại sản phẩm Trà hoa vàng và đăng ký mới sản phẩm Trà hoa vàng Đông trùng hạ thảo túi lọc; hi vọng sản phẩm sẽ đáp ứng đủ tiêu chí và được công nhận sản phẩm OCOP, được thị trường đón nhận bằng chất lượng và uy tín.

Bắc Giang: Phát triển sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu và hiệu quả- Ảnh 2.

Nụ hoa sâm nam Núi Dành của Bắc Giang đạt chuẩn sản phẩm OCOP - Ảnh: VGP/TT

Bắc Giang hiện có một số sản phẩm OCOP thế mạnh có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn và đã có hoạt động xuất khẩu trực tiếp như: Sản phẩm của Công ty Cổ phần XNK VIFOCO xuất sang thị trường Đức; các sản phẩm của Công ty Cổ phần XNK thực phẩm Toàn Cầu xuất sang Pháp… 

Đặc biệt là các sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, vải sớm Phúc Hòa đã được xuất khẩu sang các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia… 

Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng tầm vị thế của sản phẩm nông sản Bắc Giang trên thị trường trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới.

Việc phát triển sản phẩm OCOP chính là giải pháp để khơi dậy tiềm năng, lợi thế to lớn của các địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, góp phần nâng cao giá trị nông sản ở nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời giảm áp lực trong việc tiêu thụ sản phẩm tươi sống.

Để khuyến khích phát triển các sản phẩm OCOP năm 2024, tỉnh Bắc Giang dự kiến mỗi năm bố trí khoảng 5,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp tỉnh khoảng 2,7 tỷ đồng/năm, hỗ trợ cho các sản phẩm 4 sao và 5 sao; ngân sách cấp huyện khoảng 2,7 tỷ đồng/năm, hỗ trợ cho sản phẩm 3 sao. 

Với mức chi từ ngân sách như trên, việc thực hiện chính sách hoàn toàn có tính khả thi sẽ là động lực khích lệ các chủ thể sản xuất khai thác các lợi thế của địa phương, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển nhiều sản phẩm OCOP có giá trị cao. 

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 lũy kế tối thiểu có 350 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; xây dựng, phát triển ít nhất 2 sản phẩm đủ điều kiện đánh giá 5 sao cấp quốc gia.

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bắc Giang Nguyễn Văn Luy cho biết, năm 2024 tỉnh Bắc Giang tiếp tục chú trọng phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa. 

Đặc biệt là các đặc sản, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.

Bên cạnh đó, Bắc Giang sẽ tăng cường các hoạt động hỗ trợ chủ thể phát triển hoàn thiện sản phẩm OCOP; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP; xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố.

Thiện Tâm