• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bắc Ninh dẫn đầu phổ cập giáo dục và xóa mù chữ

(Chinhphu.vn) - Bắc Ninh trở thành tỉnh hoàn thành sớm nhất cả nước trong công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ theo các tiêu chí cao nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tính đến thời điểm tháng 12/2016.

07/09/2017 20:12

Ảnh minh họa

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh: Năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên được Bộ GD&ĐT công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, kết quả đó vẫn được duy trì và phát huy.

Hiện Bắc Ninh có 5 tiêu chí cùng đạt 100% gồm: Số xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường; tỷ lệ trẻ được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.

Bên cạnh đó, số giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn tỷ lệ 100%, trên chuẩn đạt 92,9%. Định biên chung toàn tỉnh đạt 1,7 giáo viên mầm non/lớp… 

Đối với khối tiểu học, tỉnh Bắc Ninh đạt kết quả: 100% các xã, phường, thị trấn và 100% các huyện, thị xã, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học mức 3; tỉ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỉ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt xấp xỉ 99%; tỉ lệ trẻ đến 14 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt trên 99,64%.

Ngoài ra, số lượng giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 93,9%, tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,53. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được bảo đảm. 

Với khối trung học cơ sở, tỉnh đã hoàn thành kết quả theo từng mức như sau: 100% số xã, phường, thị trấn và 100% các huyện, thị xã, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục cấp trung học cơ sở mức độ 3; tỉ lệ thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,1%; tỉ lệ thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi được học chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt gần 93%; tỉ lệ huy động trẻ vào lớp 6 đạt tỉ lệ 99,99%...

Đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn đạt 100% và trên chuẩn 85%, giáo viên bảo đảm về cơ cấu, chất lượng, tỉ lệ 2,1 giáo viên/lớp…

Về tiêu chuẩn để được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức 2 (mức cao nhất), tỉnh Bắc Ninh đạt tỉ lệ: 100% các xã, phường, thị trấn và 100% các huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành công tác xóa mù chữ mức 2; tổng số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi biết chữ mức độ 2 đạt 99,69%; tổng số người trong độ tuổi từ 15-35 tuổi biết chữ đạt 99,88%... 

Nhờ thành tích trên, Bộ GD&ĐT đã công nhận Bắc Ninh đạt chuẩn giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 và trở thành tỉnh về đích sớm nhất cả nước trong công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ theo các tiêu chí cao nhất của Bộ GD&ĐT. 

Những kết quả trên đạt được là do quyết tâm cao độ, sự chỉ đạo quyết liệt và tạo điều kiện của chính quyền địa phương cùng với cố gắng, nỗ lực thực hiện của các cấp, ngành. Đặc biệt, đây được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, Bắc Ninh là tỉnh có số lượng di dân ngoài kế hoạch nhiều (đặc biệt ở các huyện Lương Tài, Gia Bình), dân cơ học tự do cao nên gây khó khăn cho việc duy trì sĩ số học sinh. Thời gian tới, Bắc Ninh sẽ tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở mức độ cao nhất.

theo TTXVN