• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bài 2: Tìm hướng đi mới cho cây chanh leo ở Sơn La

(Chinhphu.vn) - Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc là một trong 6 đơn vị được tỉnh trao quyết định chứng nhận đầu tư cho phép triển khai xây dựng Nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh và được tỉnh cho phép triển khai dự án mở rộng vùng nguyên liệu chanh leo. Công ty đã xây dựng Nhà máy chế biến chanh leo rau, củ quả với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, đi vào hoạt động từ năm 2019, các sản phẩm chanh leo trồng ở Sơn La được Công ty thu mua, chế biến xuất khẩu sang các nước: Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc. Đồng hành với doanh nghiệp, tỉnh Sơn La quyết tâm phục hồi vùng nguyên liệu với những giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn.

05/12/2022 16:23
Bài 2: Tìm hướng đi mới cho phát triển cây chanh leo ở Sơn La - Ảnh 1.

Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ quả Nafoods Tây Bắc tại tỉnh Sơn La - Ảnh: Báo Sơn La

Đổi mới liên kết trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Sau hơn 6 năm phát triển vùng nguyên liệu chanh leo, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc đã triển khai chuỗi liên kết sản xuất với việc xây dựng hệ thống HTX, tổ hợp tác chân rết phân bố hầu khắp các địa phương để phát triển theo chuỗi giá trị khép kín, từ cung ứng cây giống, đến hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm; triển khai mô hình trồng chanh leo theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP bằng nhiều phương thức vốn khác nhau, như vốn ngân sách + người dân + công ty; vốn công ty + hợp tác xã + người dân; vốn công ty + người dân + Quỹ Great...

Tuy nhiên, do chuỗi liên kết bị gián đoạn nên Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc luôn bị động trong việc lập kế hoạch và chuẩn bị nhân sự sản xuất vì không thống kê được diện tích sản xuất thực tế; nguồn nguyên liệu không ổn định. Công ty buộc phải cắt giảm nhân sự, lao động, từ chỗ trên 100 lao động, nay giảm còn vài chục người. 

Ông Lê Hoài Hưng, Giám đốc Công ty cho biết từ khi đưa nhà máy vào hoạt động đến nay, nguyên liệu ít, nguồn cung cạnh tranh khốc liệt, Công ty phải tự đầu tư xe vào tận vườn thu mua nguyên liệu chế biến để trả đơn hàng cho khách nhưng vẫn luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng. Nhà máy hiện không chỉ sản xuất chanh leo mà còn sản xuất dứa từ nguồn nguyên liệu của Mường Chà (tỉnh Điện Biên) và Thanh Hóa.

Nhận thấy việc phát triển chanh leo theo chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm không còn phù hợp, Nafoods Tây Bắc đã cơ cấu lại liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm thông qua các đại lý. Theo ông Mai Văn Quang, Phó Giám đốc Công ty, việc hợp tác với các đại lý có ưu điểm linh hoạt hơn. Công ty căn cứ nhu cầu sản xuất của nhà máy để liên hệ đặt hàng đại lý theo từng ngày, nhà máy thanh toán tiền cho đại lý, còn đại lý thu mua của dân và trực tiếp trả tiền cho dân.

Phục hồi diện tích trồng cây chanh leo

Sau 2 năm "trầm lắng", hiện nhiều hộ dân đang quay trở lại trồng chanh leo vì niên vụ 2021, nhu cầu chanh leo của thị trường trong nước và ngoài nước tăng cao, được giá. Cộng với việc, nhiều diện tích chanh leo bị bệnh trước đó, đã đủ thời gian phục hồi, trồng lại. Cùng với đó, ngoài Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, còn có Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đồng Giao cũng thu mua chanh leo để chế biến, khiến người trồng yên tâm hơn.

Ông Mai Văn Quang, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, cho biết để đủ nguyên liệu cho nhà máy chế biến thì phải duy trì 3.000 - 4.000 ha chanh leo. Năm 2022, Công ty dự kiến trồng khoảng 400 - 500 ha tại huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn. Từ đầu năm đến nay, thông qua các đại lý, Công ty đã trồng được 200 ha.

Ông Quang phân tích thêm việc hạn chế nấm bệnh ở chanh leo là phải trồng luân canh. Vòng đời cây chanh leo ngắn, chỉ 3 năm và rất dễ bị nhiễm bệnh, virus, nên phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật trồng, chăm sóc. Khi vườn chanh leo bị bệnh phải phá bỏ và để đất nghỉ từ 1-3 năm mới trồng lại. Như vậy, sẽ chủ động cả diện tích luân canh trồng chanh leo mới.

Anh Nguyễn Duy Nhất, Giám đốc HTX Nông sản Nhất Nhất, ở tiểu khu Bó Bun, thị trấn nông trường Mộc Châu gắn bó với cây chanh leo, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc loại cây trồng này chia sẻ nếu vườn chanh leo bị bệnh mà xung quanh không có hộ nào trồng chanh leo thì phá bỏ, tiêu hủy và cho đất nghỉ khoảng 9 tháng đến 1 năm; còn những vườn chanh leo trồng tập trung, khi nhiễm bệnh, để đất nghỉ 2-3 năm. Trong thời gian đó, trồng cây khác để tăng thu nhập và cải tạo đất.

Anh Nhất cũng lưu ý người dân phải mua giống chanh leo ở những địa chỉ tin cậy, không mua cây giống không rõ nguồn gốc. Giống chanh leo anh Nhất luôn chọn trồng là giống Đài Nông 1. Thông thường mọi người trồng 1 cây/hố nhưng anh Nhất trồng 2 cây/hố, hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 3 m. Vì vậy, cây leo phủ kín giàn, cho sản lượng cao hơn. Năm 2021, anh thuê 6.000 m2 đất ở bản Áng, xã Đông Sang để trồng chanh leo theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng hệ thống tưới phun sương và tự động. Vụ đầu, chanh leo bán được giá 30.000 đồng/kg, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng. Năm nay, dự kiến anh thu khoảng 15-20 tấn, nếu được giá như năm trước, thu nhập từ 300-400 triệu đồng.

Trở lại vấn đề về "bệnh" của cây chanh leo, là nguyên nhân chính làm diện tích giảm mạnh, khiến nhiều người "sợ" chưa dám quay lại trồng, Sở NN&PTNT Sơn La đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh nghiên cứu về nấm bệnh cây chanh leo. 

Năm 2019, Thạc sĩ Dương Gia Định, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chủ nhiệm đề tài cùng nhóm tác giả thực hiện Đề tài "Nghiên cứu biện pháp phòng, chống các loài sâu bệnh chính trên cây chanh leo theo hướng tổng hợp tại Sơn La". Sau 2 năm làm việc, nhóm đã tìm ra một số giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây chanh leo.

Bài 2: Tìm hướng đi mới cho phát triển cây chanh leo ở Sơn La - Ảnh 2.

Người dân Mộc Châu, tỉnh Sơn La chăm sóc chanh leo mới trồng - Ảnh: Báo Sơn La

Vực dậy vùng nguyên liệu

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh Sơn La về phát triển công nghiệp chế biến nông sản giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, ngày 10/5/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 860/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án "Phát triển lĩnh vực trồng trọt theo hướng an toàn và bền vững, ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030". Trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích trồng cây chanh leo đạt 4.260 ha, sản lượng 38.740 tấn; đến năm 2030, diện tích lên tới 5.000 ha, sản lượng 50.000 tấn; diện tích chanh leo phục vụ chế biến và xuất khẩu năm 2025 là 1.500 ha, đến năm 2030 là 2.000 ha.

Ông Long Trung Tâm, Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu cho biết cây chanh leo vẫn được huyện đánh giá là cây trồng cho thu nhập cao, đầu ra ổn định do đã có nhà máy thu mua. Tuy nhiên, trồng chanh leo phải đảm bảo điều kiện đầu tư và kỹ thuật cao thì mới đạt hiệu quả. Huyện Mộc Châu đang tiếp tục chỉ đạo liên kết phát triển cây chanh leo theo hình thức luân canh và tập trung trồng chanh leo tại các xã vùng cao.

Để đạt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu chanh leo như Đề án, bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thông tin Sở đang tiếp tục phối hợp với UBND các huyện hỗ trợ thành lập, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác. Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, HTX, hộ dân tuân thủ cam kết hợp đồng sản xuất, thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trồng chanh leo nắm bắt phương thức phòng trừ các sinh vật hại cây; tiếp tục rà soát, liên kết với nông dân, đầu tư xây dựng phát triển vùng nguyên liệu gắn với đầu ra cho sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế và sản xuất bền vững.

Với sự nỗ lực vào cuộc của tỉnh, các sở, ngành và Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, cùng những bài học rút ra sau những thăng trầm của cây canh leo trong thời gian qua sẽ là cơ sở để Sơn La nhanh chóng phục hồi vùng nguyên liệu chanh leo, tạo được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp, HTX và người dân theo đúng nghĩa "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hướng đến xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông sản bền vững.

Lê Sơn