• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bản dịch tiếng Nga “Truyện Kiều” sắp ra mắt

(Chinhphu.vn) - Tác phẩm “Truyện Kiều" được in nguyên bản tiếng Việt Nam và bản dịch thơ bằng tiếng Nga sẽ chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 6/11 tại Hà Nội.

03/11/2015 15:51
Kiệt tác "Truyện Kiều" đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ trên thế giới.
Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1766-2016).

Tác phẩm là công trình tập thể của nhóm dịch giả Việt-Nga, gồm những nhà Việt Nam học, Nga học như: TS. Nguyễn Huy Hoàng, các dịch giả Đoàn Tử Huyến và Vũ Thế Khôi, nhà thơ Vasili Popov (Nga), nhà Việt Nam học người Nga, PGS. Ngôn ngữ học Anatoli Sokolov.

Thực hiện từ năm 2013, tác phẩm sắp ra mắt được dịch trên cơ sở văn bản tập khảo đính “Truyện Kiều” của GS. Nguyễn Thạch Giang tái bản tại Việt Nam lần thứ 7, dịch sang tiếng Nga vẫn mang tên Kiều (КИЕУ) và có tên thứ hai là "Đoạn trường tân thanh" (Стенания истерзанной души).

Trong quá trình dịch, nhóm dịch giả tuân thủ theo nguyên tắc: Tác phẩm được dịch ra văn xuôi và hiệu đính lần thứ nhất, sau khi hiệu đính xong lần thứ hai mới dịch ra thơ. Bản dịch thơ sẽ được đối chiếu với bản dịch văn xuôi một cách kỹ lưỡng, thận trọng trên cơ sở trao đổi, góp ý và cuối cùng thống nhất ý kiến.

Nhóm biên dịch xác định điều quan trọng nhất không phải là giải mã, chuyển nghĩa thông thường mà là làm sao để có một bản dịch nghĩa sát với nguyên bản, một bản dịch thơ hoàn chỉnh, chuyển tải được trọn vẹn nội dung “Truyện Kiều” mà không làm mất đi vẻ đẹp về nghệ thuật của tác phẩm nổi tiếng bậc nhất trong văn học Việt Nam.

Trong “Truyện Kiều” có tới 3.236 điển cố, điển tích, thành ngữ, tục ngữ, các cụm từ Hán Việt. Nhóm biên dịch không kỳ vọng chú thích toàn bộ mà cố gắng diễn giải ngay trong từng câu thơ, giúp độc giả nắm bắt được ý nghĩa nội dung. Bên cạnh đó, nhóm cũng thực hiện việc đánh số các câu thơ trong bản tiếng Nga nhằm giúp người đọc theo dõi nội dung của truyện thơ.

Phần tóm tắt Truyện Kiều được viết một cách chọn lọc, tương đối chi tiết theo diễn biến của cốt truyện. Sau đó là phân tích ngắn gọn, làm nổi bật “Truyện Kiều” là tác phẩm mang tính hiện thực và nhân đạo cao cả, một bộ tiểu thuyết bằng thơ (роман в стихах) được coi là một bộ Bách khoa toàn thư về xã hội Việt Nam thời kỳ đó.
Kiệt tác "Truyện Kiều" đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau với 35 bản dịch. Từ ngày 3-5/12, Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh và vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh - quê hương ông.

Nhật Nam