• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bạn đọc viết: Trong cái khó, ló cái khôn

(Website Chính phủ) - Cảm giác của tôi khi đọc bức Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là sự chia sẻ cộng với sự yên tâm, tin tưởng. Thủ tướng như đã thấy hết các khó khăn trước mắt cũng như những nguyên nhân gây ra những mặt không thuận dẫn đến gia tăng lạm phát, ảnh hưởng đến tăng trưởng. Thủ tướng đã đưa ra một gói 7 giải pháp quan trọng để giải quyết không chỉ vấn đề lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà còn chú trọng đến an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, Bạn đọc Trần Xuân Hiền ở Đống Đa, Hà Nội, trong bài viết gửi Website Chính phủ đã bày tỏ như vậy.

17/04/2008 14:05

Liên tục những ngày gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn và triển khai thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có một bức Thông điệp đăng trên Website Chính phủ với tất cả trách nhiệm và tâm huyết gửi đến toàn dân, làm rõ những nguyên nhân và đề ra những giải pháp cần thiết để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.

Những giải pháp này có thể nói giải quyết không những khó khăn trước mắt mà có thể áp dụng cả cho những năm tiếp theo nếu chúng ta muốn tăng trưởng bền vững.

Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Một gói 7 giải pháp được sắp xếp một cách khoa học và được chọn lọc giải quyết cho từng công việc khó khăn cụ thể cho thấy không phải Chính phủ bối rối, lúng túng, chỉ đặt ra những giải pháp ngắn hạn, đối phó tình thế.

Có thể nói đây là một hệ thống giải pháp kịp thời, đúng đắn giải quyết được vấn đề cốt lõi là cải thiện chất lượng tăng trưởng. Các giải pháp này cũng đã thể hiện rất rõ sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến đại bộ phận người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp, người làm công ăn lương.

Kinh tế xã hội những tháng đầu năm tuy có nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt tăng trưởng khá. Song bối cảnh kinh tế thế giới và những yếu kém nội tại của nền kinh tế đã bộc lộ nhiều nguy cơ bất ổn, thì việc Chính phủ đề ra 4 mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trước toàn Đảng, toàn dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào tương lai tươi sáng của đất nước.

Thông điệp của Thủ tướng cho thấy cái nhìn rất đúng đắn về các vấn đề cũng như chất lượng của kinh tế nước nhà đặt trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới, để đưa ra những nhận định rõ ràng, dứt khoát, rồi từ đó đề ra các giải pháp chèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam qua sóng to, biển cả.

Trong bài viết, Thủ tướng đã đặt ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô, có nghĩa là không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, mà phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế cao nhất có thể được, hướng tới tăng trưởng bền vững. Có thể nói đây là  một sự thay đổi tư duy rất quan trọng, cần phải "bắt mạch trúng và đúng thì mới kê đơn thuốc chính xác".

Lạm phát  do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cốt lõi luôn là nguyên nhân tiền tệ. Việc bắt "trúng bệnh" và trị “đúng thuốc” là không đơn giản. Thật đáng mừng là Thủ tướng đã bắt trúng và đề ra giải pháp đầu tiên thắt chặt tiền tệ.

Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may quý I/2008 tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2007

Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu đưa ra và thực hiện có hiệu quả gói giải pháp đòi hỏi sự đồng thuận chưa đủ, mà phải thực sự đồng lòng, chung sức của các cơ quan nhà nước, sự triển khai nghiêm túc các biện pháp đề ra của các cấp chính quyền,  các Bộ, ngành và sự vào cuộc của các doanh nghiệp, từng người dân.

Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan nhà nước, rà soát, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước, giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách là những việc làm không dễ và có thể vấp phải nhiều khó khăn, do vậy cần phải có sự kiên quyết và thực hiện đồng bộ mới có kết quả cụ thể. Do đó, nên chăng cần đặt các chỉ tiêu cụ thể về việc cắt giảm đầu tư, tiết kiệm chi phí cho các cơ quan, các chủ đầu tư; doanh nghiệp, kết quả có lẽ đạt được cao hơn và thực chất hơn.

Chính phủ cần phải đề ra một tỷ lệ chi tiêu hợp lý bắt buộc các ngành, địa phương phải thực hiện, trong đầu tư công cần quy định rõ cơ quan nào quyết định, phê duyệt đầu tư thì cơ quan đó phải xác định được khâu nào có hiệu quả, khâu nào không có hiệu quả để mà cắt giảm.

Các doanh nghiệp nhà nước được coi đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nhưng sẽ chủ đạo thế nào trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát hiện nay.  Do vậy, để chống lạm phát một cách căn cơ, nhà nước nên có hệ thống đánh giá rõ ràng và có sức ép về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này, đây là bộ phận đang sử dụng chủ yếu nguồn đầu tư công, có số dư tín dụng lớn, từ đó tăng hiệu quả của nền kinh tế và cả hệ thống doanh nghiệp, chứ không dừng ở việc hô hào. Các doanh nghiệp nhà nước phải tự sắp xếp, cân đối lại các công trình, khoản vay và phải làm nghiêm túc. Mỗi doanh nghiệp cần báo cáo Chính phủ đã thực hiện các giải pháp đề ra đến đâu, cắt giảm những dự án nào, khoản chi tiêu nào,... Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nhìn nhận lại việc sản xuất kinh doanh của mình, cơ cấu lại sản phẩm, không nên chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, phải phát huy sáng kiến, sáng tạo để đẩy mạnh sản xuất, tăng cung hàng hóa và dịch vụ, đây cũng là cách góp phần chủ động chống lạm phát, có được sự phát triển bền vững và cũng là cái gốc của nền kinh tế.

Thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có các cuộc làm việc với lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước bàn về giải pháp kiềm chế lạm phát và phát triển kinh tế xã hội, để tập trung kiềm chế lạm phát và duy trì phát triển KTXH cần phải đạt được sự đồng thuận lẫn đồng lòng. Tiến hành rà soát, cắt giảm đầu tư công đòi hỏi sự  tự giác rất khó, nhất là khi nó đụng chạm đến các nhóm lợi ích hẹp nhất định. Chính phủ cần phải đề ra thêm các tiêu chí cụ thể và tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành trực tiếp về các địa phương, doanh nghiệp xem xét cụ thể việc rà soát các dự án đầu tư, quyết định ngay việc cắt bỏ dự án đầu tư nào, khoản chi tiêu nào chưa thật sự cần thiết chứ chưa nói đến không hiệu quả. Có thể coi Thủ tướng là nhạc trưởng mà các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân là từng nhạc công. Bất kỳ nhạc công nào sai, bản nhạc cũng sẽ dở.

Chính phủ cần huy động rộng rãi hơn nữa sự tham gia của nhân dân trong việc chống lạm phát, không chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm chi tiêu, tiêu dùng hợp lý. Thực tế cho thấy, sự nghiệp đổi mới là sự nghiệp toàn dân, các sáng kiến chung suy cho cùng chính là sản phẩm nhân lên từ sáng kiến của cơ sở, của dân. Do vậy, trong giai đoạn khó khăn trước mắt này, những sáng kiến từ dân sẽ góp phần chống lạm phát hiệu quả hơn; huy động sức mạnh cộng đồng, sức mạnh nhân dân và của báo chí sẽ giúp Chính phủ thực hiện việc rà soát, cắt giảm đầu tư hiệu quả hơn.

Củng cố lòng tin vào những thông điệp rõ ràng trong bài viết của Thủ tướng, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp có thể đóng góp vào nỗ lực của Chính phủ bằng niềm tin, không được hoang mang trước những biến động của thị trường, thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Dân tộc ta có truyền thống: Trong cái khó, ló cái khôn; với sự đồng lòng, chung sức vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, toàn dân, nhất định chúng ta sẽ vượt qua bước khó khăn tạm thời và đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục đưa nền kinh tế nước nhà phát triển bền vững.

Trần Xuân Hiền