• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bàn giao 14 Chi cục QLTT miền Trung-Tây Nguyên về Bộ Công Thương

(Chinhphu.vn) - Ngày 4/10, tại TP. Đà Nẵng, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) 14 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục được bàn giao về Bộ Công Thương theo Quyết định số 34/2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường.

05/10/2018 08:19
Chi cục QLTT các tỉnh trong đợt bàn giao lần này gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết: Cách đây hơn một tháng Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị trực tuyến để phổ biến và quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương theo Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước kiện toàn về tổ chức của Bộ Công Thương.

Theo Thứ trưởng, dù đứng trên cương vị nào thì nhiệm vụ của lực lượng QLTT là làm cho môi trường thị trường trở nên trong sạch, lành mạnh, tuân thủ đúng pháp luật, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, kiểm tra đo lường, xuất xứ và chất lượng của hàng hóa.

Do đó, dù tổ chức có thay đổi thế nào đi nữa thì nhiệm vụ, con người và phạm vi tác nghiệp của lực lượng QLTT ở 63 tỉnh thành cơ bản vẫn như cũ, riêng khu vực miền Trung - Tây Nguyên cần cố gắng vì còn rất nhiều những khó khăn với đường biên giới và bờ biển trải dài, các hoạt động mua bán diễn ra phức tạp.

Mặt khác, gian lận thương mại ngày càng sử dụng nhiều hình thức hiện đại và tinh vi, kéo theo đó là sự phát triển quá nhanh của thương mại điện tử do đó công tác quản lý ngày một khó khăn và gian nan hơn đòi hỏi lực lượng QLTT phải nâng cao về công nghệ, năng lực nghiệp vụ phối hợp với liên ngành với các đơn vị tại địa phương tiếp tục đấu tranh phòng chống gian lận thương mại hiệu quả, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.

* Trước đó, ngày 3/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ Bàn giao Chi cục Quản lý thị trường 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc về trực thuộc Bộ.

Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Quản lý thị trường thì lực lượng quản lý thị trường sẽ được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương tới địa phương.

Tại địa phương, cơ quan quản lý thị trường được thành lập đơn vị cấp Cục trực thuộc Tổng Cục Quản lý thị trường.

Theo kế hoạch, việc xây dựng Đề án thành lập 19 Cục Quản lý thị trường liên tỉnh sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước tháng 12/2019, theo đó sẽ giảm từ 63 Cục cấp tỉnh, thành phố xuống còn 44 Cục cấp tỉnh, thành phố và liên tỉnh. Việc rà soát, giảm số lượng các Đội Quản lý thị trường cấp huyện xuống còn 376 Đội theo lộ trình đến năm 2020, giảm 24%./.