• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan hành pháp và tư pháp

(Chinhphu.vn) – Sự phối hợp công tác giữa Chính phủ với TANDTC, VKSNDTC chính là sự phối hợp giữa cơ quan hành pháp và tư pháp, nên có vai trò rất quan trọng, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương, pháp luật Nhà nước.

31/03/2010 11:50

Lễ ký Nghị quyết liên tịch về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với TANDTC và VKSNDTC. Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 31/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) Trần Quốc Vượng đã ký Nghị quyết liên tịch về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với hai cơ quan này. Đây là lần đầu tiên có văn bản quy định về phối hợp công tác 3 bên.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, phối hợp công tác giữa Chính phủ với TANDTC và VKSNDTC chính là sự phối hợp giữa cơ quan hành pháp và tư pháp, nên có vai trò, vị trí rất quan trọng, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương, pháp luật Nhà nước. Trong những năm qua, Chính phủ cùng với TANDTC, VKSNDTC đã làm tốt công tác này, nhưng trước yêu cầu mới của đất nước càng đòi hỏi sự phối hợp phải đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Quyền lực Nhà nước ta là thống nhất, tất cả thuộc về nhân dân, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự phối hợp công tác là quy định của pháp luật, nhưng cũng là truyền thống trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị. Sự phối hợp này sẽ giúp cho mỗi cơ quan hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước, nhưng việc phối hợp phải trên cơ sở quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với lãnh đạo TANDTC, VKSNDTC và Văn phòng Chính phủ trong Lễ ký Nghị quyết liên tịch. Ảnh: Chinhphu.vn

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với TANDTC, VKSNDTC cũng như ngành Tòa án, Kiểm sát nói chung thực hiện nghiêm túc quy chế và giao Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Quy chế; hàng năm cùng TANDTC, VKSNDTC sơ kết, đánh giá chung để Quy chế ngày càng hoàn thiện và sự phối hợp ngày càng hiệu quả.

Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng khẳng định, sau Lễ ký sẽ thông báo ngay tới các đơn vị chức năng trong ngành và địa phương để triển khai Quy chế này.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, việc phối hợp giữa Chính phủ với TANDTC, VKSNDTC đã được quy định tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992, đó là “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Điều 40 Luật Tổ chức Chính phủ cũng quy định “Trong hoạt động của mình, Chính phủ, các thành viên Chính phủ phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, TANDTC, VKSNDTC, Ủy ban Trung ương MTTQVN…”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, từ trước đến nay quan hệ phối hợp công tác giữa Chính phủ với TANDTC, VKSNDTC vẫn được thực hiện, nhưng đây là lần đầu tiên có văn bản quy định về phối hợp công tác 3 bên. Việc phối hợp này dựa trên nguyên tắc hợp hiến, hợp pháp nhằm tạo điều kiện để Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.

Bản Quy chế gồm 3 chương 17 điều nêu rõ: Chính phủ phối hợp với TANDTC, VKSNDTC trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng pháp luật; phòng chống tội phạm; phổ biến giáo dục pháp luật; trao đổi cung cấp thông tin; đào tạo cán bộ; giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính; xử lý tố giác, tin báo về tội phạm; đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động của TAND, VKSND …

Trong công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi để TANDTC, VKSNDTC giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các việc khác theo quy định của pháp luật.

Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với TAND trong công tác xét xử các vụ án hình sự; thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự; tổ chức thi hành các bản án, quyết định của TAND đúng thời hạn và đúng qui định của pháp luật…
 

 Việt Đông – Nhật Bắc