• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ban hành quyết định HC phải khả thi, kịp thời

(Chinhphu.vn) – Theo dự thảo dự án Luật ban hành quyết định hành chính, việc ban hành quyết định hành chính bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, hợp lý, khả thi, kịp thời.

05/06/2015 17:01

Ảnh minh họa

Cụ thể, theo dự thảo, ban hành quyết định hành chính phải bảo đảm những nguyên tắc sau: Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; bảo đảm ban hành đúng chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, phạm vi lãnh thổ theo quy định của pháp luật; bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, hợp lý, khả thi, kịp thời trong ban hành và thi hành quyết định hành chính; bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính do Luật này và pháp luật chuyên ngành quy định; bảo đảm công bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm yếu thế trong xã hội.

Theo dự thảo, ngôn ngữ trong quyết định hành chính là tiếng Việt; ngôn ngữ sử dụng trong quyết định hành chính phải bảo đảm tính chính xác, phổ thông; diễn đạt đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.

Những hành vi bị nghiêm cấm

Theo dự thảo, nghiêm cấm thực hiện những hành vi sau: 1- Ban hành quyết định hành chính trái thẩm quyền; 2- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ quyết định hành chính; 3- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của đối tượng thi hành quyết định hành chính; 4- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ban hành quyết định hành chính có lợi cho bản thân và thân nhân của mình; 5- Can thiệp trái pháp luật vào việc ban hành quyết định hành chính; 6- Chống đối, trốn tránh, trì hoãn việc ban hành và thi hành quyết định hành chính; 7- Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành văn bản quy định về trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính; 8- Sử dụng công văn, thông báo, kết luận để thay thế quyết định hành chính.

Dự thảo nêu rõ, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi công dân giám sát việc ban hành và thi hành quyết định hành chính.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra việc ban hành và thi hành quyết định hành chính của cơ quan hành chính cấp dưới.

Khi phát hiện quyết định hành chính có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật.

Quyết định hành chính là văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm giải quyết vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, nghĩa vụ, lợi ích của một, một số đối tượng xác định hoặc nhằm giải quyết một vấn đề liên quan đến lợi ích cộng đồng, được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.

Tuệ Văn