• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ban hành Thông tư về phòng chống rửa tiền và cấp phép, hoạt động TCTD

(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 41/2011/TT-NHNN hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng chống rửa tiền và Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng.

20/12/2011 08:00

Nhận biết để phòng chống rửa tiền

Thông tư số 41/2011/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/2/2012.

Theo đó, các đại lý đổi ngoại tệ, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và trung gian thanh toán được nhà nước cấp phép… không được ký kết hợp đồng đại lý hoặc giao dịch với ngân hàng vỏ bọc (tức là ngân hàng không có trụ sở hữu hình, không chịu sự quản lý, giám sát của bất cứ một cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia, lãnh thổ nào).

Theo quy định, mức độ rủi ro rửa tiền có thể dựa trên cơ sở phân loại khách hàng, loại sản phẩm, vị trí nơi khách hàng cư trú… Cụ thể, khách hàng là tổ chức, cá nhân người cư trú hay không cư trú… thuộc danh sách cảnh báo, hoặc hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cầm đồ, casino, kinh doanh qua mạng Internet. Đặc biệt là đối tượng khách hàng kinh doanh ngành hàng có doanh thu chủ yếu bằng tiền mặt và thường xuyên nộp, chuyển khoản, chuyển tiền điện tử, giao dịch thẻ, đổi tiền… bằng tiền mặt.

Một rủi ro cũng thường xảy ra hiện nay là các giao dịch điện tử. Do đó, các tổ chức phải đánh giá mức độ rủi ro rửa tiền khi áp dụng phương tiện điện tử trong giao dịch ngân hàng hay thanh toán với khách hàng không gặp mặt trực tiếp như dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, thẻ ngân hàng.

Ngay cả khi sử dụng các bên trung gian, các tổ chức cũng phải đảm bảo bên trung gian phải thu thập, lưu giữ các thông tin nhận biết khách hàng.

Quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng

Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp cho từng ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện sẽ quy định cụ thể nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện.  

Sau khi được cấp Giấy phép, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng ký kinh doanh; văn phòng đại diện phải  đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

Để khai trương hoạt động, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật các tổ chức tín dụng; Văn phòng đại diện phải thực hiện công bố thông tin theo Điều 25 Luật các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép. 

Liên quan đến tổ chức và hoạt động, Thông tư quy định về nội dung hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp. Nội dung hoạt động của ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải là hoạt động mà chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài sở hữu 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính. Nội dung hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải là hoạt động mà ngân hàng mẹ đang được phép thực hiện tại nước nơi ngân hàng mẹ đặt trụ sở chính. Văn phòng đại diện được thực hiện các hoạt động theo quy định tại Điều 25 Luật Các tổ chức tín dụng. Trưởng Văn phòng đại diện không được ký các hợp đồng kinh doanh, đầu tư của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng với các cá nhân, tổ chức Việt Nam. 

Bên cạnh đó, Thông tư quy định chi tiết về thời hạn hoạt động, thay đổi thời hạn hoạt động; cơ cấu tổ chức và  quản trị điều hành; vốn điều lệ, vốn  được cấp và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2012.

Văn Chính

(theo NHNN)