• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bản hùng ca mùa Đông bất tử

(Chinhphu.vn) - Sáng 18/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-19/12/2016). * Diễn văn tại lễ kỷ niệm của Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải

18/12/2016 19:13
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh; Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các tỉnh, thành phố; các vị lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng và đại diện các tầng lớp nhân dân Thủ đô tới dự.

Một bản hùng ca, một mốc son chói lọi


Trong diễn văn tại buổi lễ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải đã ôn lại bản anh hùng ca mùa Đông năm 1946, mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

Cách đây 70 năm, đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc khi thực dân Pháp quyết tâm quay trở lại cướp nước ta lần nữa, ngày 18, 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp, quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc, kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc.

Đáp lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, vào lúc 20 giờ 03 phút ngày 19/12/1946, bằng những loạt đại bác từ pháo đài Láng bắn vào các mục tiêu của địch trong Thành phố, quân và dân Thủ đô Hà Nội chính thức mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Cùng với Hà Nội, quân và dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam, từ Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương… đến Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn,… đã đồng loạt anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Cả dân tộc muôn người như một, chung sức đồng lòng, nhất tề đứng lên cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm với ý chí sục sôi, quyết tâm hy sinh và niềm tin tất thắng.

Bí thư Thành ủy Hà Nội trình bày diễn văn tại buổi lễ. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thủ đô trong 60 ngày đêm một lần nữa thể hiện rõ “khí phách cha ông và hồn thiêng sông núi”, làm rạng rỡ thêm hùng khí đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội; thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, cốt cách, tâm hồn của người Thăng Long - Hà Nội: Thanh lịch - hào hoa - yêu chuộng hòa bình nhưng cũng quật cường - bất khuất, sẵn sàng hy sinh, hiến dâng tất cả vì nền độc lập - tự do của dân tộc.

Đó cũng tiêu biểu cho truyền thống “Cả nước đánh giặc, toàn dân ra trận” với tinh thần “thà chết chứ không chịu làm nô lệ”; đã kế thừa và phát huy trang sử vẻ vang đánh giặc giữ nước của Thăng Long - Đông Đô và tiếp nối khí phách hào hùng của Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... với những chiến công vang dội đã trở thành huyền thoại như: Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Đông Bộ Đầu, Ngọc Hồi, Đống Đa...

Hình ảnh những chiến sĩ Cảm tử quân Hà Nội “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” mãi mãi là biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân, mà ở đó mỗi người dân đều là chiến sỹ và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc; qua đó, góp phần làm bùng cháy lên ngọn lửa ái quốc, tạo nên sức mạnh to lớn để “Thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” như khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

"Tinh thần, khí phách “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Thủ đô Hà Nội trong 60 ngày đêm năm 1946-1947 mở đầu cho Toàn quốc kháng chiến đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một bản anh hùng ca mùa Đông bất tử. Tầm vóc lớn lao và ý nghĩa sâu sắc của sự kiện lịch sử vĩ đại này đang soi rọi vào công cuộc đổi mới và hội nhập hôm nay", Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu.

Lịch sử soi rọi tương lai

Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh, trong giai đoạn phát triển mới, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt ra là rất nặng nề, đan xen cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức. Trách nhiệm và sứ mệnh của chúng ta trước quá khứ lịch sử hào hùng của cha ông ta để lại, trước tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam là: Phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong ước.

Đó là ý chí và khát vọng của nhân dân cả nước cũng như của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội, là trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với cha ông và muôn đời sau.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại tá Nguyễn Huy Du, nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia chiến đấu chống Pháp trong 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại lễ kỷ niệm, Đại tá Nguyễn Huy Du, 86 tuổi đời, 67 năm tuổi Đảng (nguyên chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô) đại diện nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia chiến đấu chống Pháp trong 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô nhắc lại, những ngày cuối năm 1946, thực dân Pháp trở mặt đánh chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng và gây hấn ngay tại Hà Nội với dã tâm cướp nước ta một lần nữa.

Căm phẫn trước hành động tàn bạo của địch, ông đã nghỉ học và ở lại tham gia chiến đấu.

Đại tá Nguyễn Huy Du chia sẻ, ông không thể nào quên mùa Đông năm 1946 với cái rét khắc nghiệt và nhiều thử thách hiểm nghèo, trong thế ngàn cân treo sợi tóc buộc quân và dân ta phải cầm súng bảo vệ chính quyền vừa mới giành được. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt đem lại ý nghĩa vô cùng vẻ vang, vô giá về ý chí quyết tâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước.

Đại tá Nguyễn Huy Du cho biết ông gửi gắm niềm tin tưởng vào thế hệ trẻ hôm nay sẽ nối tiếp và phát huy truyền thống vẻ vang của những người đi trước để bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Đại diện cho thế hệ trẻ, PGS. TS Trần Xuân Bách (sinh năm 1984), giảng viên Đại học Y Hà Nội bày tỏ trân trọng và tự hào về truyền thống cách mạng, gương hy sinh anh dũng của cha anh. Thế hệ trẻ ý thức sâu sắc về trách nhiệm và sứ mạng của mình trước yêu cầu và đòi hỏi của thời đại mới; tận dụng mọi điều kiện thuận lợi để ra sức cống hiến và rèn luyện; tích cực tham gia các phong trào thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước, xung kích phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

"Tuổi trẻ hôm nay luôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, vinh dự của mình trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, chúng tôi nguyện kế thừa và phát huy chủ nghĩa cách mạng vẻ vang của đảng, của dân tộc, phấn đấu hết mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, rèn đức, luyện tài để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp", PGS. TS Trần Xuân Bách chia sẻ.

Gia Linh