• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bán lẻ trực tuyến: Xu thế tất yếu ở Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tỉ lệ dân số sử dụng Internet chiếm 36% và tỉ lệ người dân truy cập Internet tham gia mua sắm là 57%.

09/12/2013 18:15
Ảnh minh họa
Những con số trên chứng tỏ, năm 2013 là năm bùng nổ của bán lẻ trực tuyến-thương mại điện tử tại Việt Nam.

Ngay từ cuối năm 2010, nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử mở rộng trong lĩnh vực bán hàng theo nhóm như: MJ Group triển khai Nhommua.com, Vinabook với Hotdeal, VCCorp đầu tư vào Muachung.vn, Vật giá khai trương Cucre.vn… Đây thực sự là luồng gió mới cho thương mại điện tử.

Cùng với sự phổ biến của hình thức mua vé máy bay trên Internet và du lịch trực tuyến, có thể khẳng định, người dân Việt Nam đã thích thú với việc mua sắm trực tuyến.

Nếu như ở Indonesia, Philippines hay Thái Lan, các nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu đều là những nhà bán lẻ nổi tiếng của thế giới như Amazon hay AVG, thì ở Việt Nam, trong top 5 nhà bán lẻ trực tuyến phổ biến nhất thì có đến 4 nhà bán lẻ là doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là vatgia.com, 5giay.vn, enbac.com, thegioididong.com và chỉ có duy nhất Lazada là doanh nghiệp nước ngoài (theo số liệu thống kê của VECOM năm 2013).

Điều này cho thấy, cùng với sự phát triển của Internet và trình độ công dân điện tử, việc mua sắm trực tuyến của người dân Việt Nam cũng tăng lên. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhạy bén trong việc đón đầu tạo xu thế kinh doanh mới thay cho mô hình kinh doanh đa cấp không lành mạnh những năm trước đây.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VECOM, dù đứng thứ 2 trong khu vực về thời gian sử dụng Internet (người Việt Nam sử dụng Internet trung bình 26,2 giờ/tuần, sau Thái Lan là 27,3 giờ/ tuần), song người tiêu dùng Việt vẫn chủ yếu vào mạng để tìm kiếm thông tin, so sánh giá cả, chứ chưa thực sự dùng thương mại điện tử như một kênh mua sắm hữu hiệu, một phần cũng do quá trình thanh toán chưa thực sự thuận lợi và yếu tố bảo mật chưa cao.

Hiện nay, trị giá các giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam đạt khoảng 700 triệu USD/năm, ước tính trên giá trị mua hàng online của 1 cá nhân là khoảng 30 USD/năm.

Phan Trang